Chương 5 Luật Giao dịch điện tử 2023
GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 39. Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
1. Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
2. Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
3. Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 40. Quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung
1. Dữ liệu trong cơ quan nhà nước được tổ chức thống nhất, được phân cấp quản lý theo trách nhiệm quản lý của cơ quan nhà nước nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử; được chia sẻ phục vụ hoạt động của cơ quan nhà nước, người dân, doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.
2. Cơ sở dữ liệu dùng chung trong cơ quan nhà nước bao gồm cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương.
3. Việc quản lý cơ sở dữ liệu quốc gia được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu quốc gia chứa dữ liệu chủ làm cơ sở tham chiếu, đồng bộ dữ liệu giữa các cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương;
b) Dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy được cơ quan có thẩm quyền cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia được chia sẻ với Bộ, ngành, địa phương phục vụ giải quyết thủ tục hành chính, cải cách hành chính, đơn giản hóa thủ tục hành chính cho người dân, doanh nghiệp và các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội;
d) Thủ tướng Chính phủ phê duyệt danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia. Danh mục cơ sở dữ liệu quốc gia phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây: tên cơ sở dữ liệu quốc gia; mục tiêu xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia; phạm vi dữ liệu trong cơ sở dữ liệu quốc gia; thông tin về dữ liệu chủ của cơ sở dữ liệu quốc gia được lưu trữ và chia sẻ; đối tượng và mục đích sử dụng, khai thác cơ sở dữ liệu quốc gia; nguồn thông tin được xây dựng và cập nhật vào cơ sở dữ liệu quốc gia; phương thức chia sẻ dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia;
4. Việc quản lý cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương được quy định như sau:
a) Cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương là tập hợp thông tin dùng chung của Bộ, ngành, địa phương;
b) Dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương có giá trị sử dụng chính thức, tương đương văn bản giấy do Bộ, ngành, địa phương cung cấp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
c) Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định danh mục cơ sở dữ liệu; việc xây dựng, cập nhật, duy trì và khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương mình. Danh mục cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương phải thể hiện được các nội dung cơ bản sau đây: tên cơ sở dữ liệu; mô tả mục đích, phạm vi, nội dung của từng cơ sở dữ liệu; cơ chế thu thập, cập nhật, nguồn dữ liệu được thu thập của từng cơ sở dữ liệu; liệt kê các hạng mục dữ liệu bao gồm dữ liệu mở và dữ liệu được chia sẻ.
5. Nhà nước bảo đảm một phần hoặc toàn bộ kinh phí xây dựng và duy trì cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu của Bộ, ngành, địa phương, cơ quan khác của Nhà nước.
Điều 41. Tạo lập, thu thập dữ liệu
1. Việc tạo lập, thu thập dữ liệu, phát triển dữ liệu số được ưu tiên ở mức độ cao nhất để phát triển Chính phủ số, chuyển đổi số trong hoạt động của cơ quan nhà nước.
2. Việc tạo lập dữ liệu trong cơ sở dữ liệu của cơ quan nhà nước phải sử dụng thống nhất bảng mã danh mục dùng chung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành, thống nhất với dữ liệu chủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia.
3. Cơ quan nhà nước không được thu thập, tổ chức thu thập lại dữ liệu hoặc yêu cầu tổ chức, cá nhân cung cấp lại dữ liệu mà cơ quan đó đang quản lý hoặc dữ liệu đó được cơ quan nhà nước khác sẵn sàng kết nối, chia sẻ, trừ trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu phục vụ cập nhật hoặc sử dụng cho mục đích xác minh, thẩm tra dữ liệu hoặc dữ liệu đó không bảo đảm yêu cầu về chất lượng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hoặc pháp luật có quy định khác.
4. Bộ Thông tin và Truyền thông tổng hợp và công bố danh sách các cơ quan cung cấp dữ liệu, danh mục dữ liệu được cung cấp, bảng mã danh mục dùng chung để cơ quan, tổ chức, cá nhân tra cứu, khai thác.
Điều 42. Kết nối, chia sẻ dữ liệu
1. Cơ quan nhà nước có trách nhiệm bảo đảm khả năng sẵn sàng kết nối, chia sẻ dữ liệu cho cơ quan, tổ chức, cá nhân, phục vụ giao dịch điện tử bao gồm:
a) Nhân lực thực hiện kết nối, chia sẻ dữ liệu bao gồm nguồn nhân lực tại chỗ đang thực hiện quản lý, vận hành các hệ thống thông tin hoặc nhân lực khác có liên quan trong cơ quan nhà nước; trường hợp nhân lực tại chỗ không đáp ứng được thì được thuê chuyên gia;
b) Dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng ngân sách nhà nước để xây dựng các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu trong cơ quan nhà nước phải có hạng mục phục vụ kết nối, chia sẻ dữ liệu. Trường hợp không có hạng mục này, phải có thuyết minh chứng minh về việc không có hoạt động kết nối, chia sẻ dữ liệu trong quá trình vận hành, khai thác;
c) Ban hành và công bố công khai quy chế khai thác, sử dụng dữ liệu đối với cơ sở dữ liệu thuộc thẩm quyền quản lý;
d) Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo mật dữ liệu trong quá trình kết nối, chia sẻ dữ liệu theo quy định của pháp luật.
2. Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác, cơ quan nhà nước có trách nhiệm kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ quan, tổ chức khác; không cung cấp thông tin qua hình thức văn bản giấy đối với thông tin đã được khai thác qua hình thức kết nối, chia sẻ giữa các hệ thống thông tin; không thu phí việc chia sẻ dữ liệu giữa các cơ quan nhà nước.
3. Cơ quan nhà nước phải áp dụng phương thức kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến trên môi trường mạng giữa các hệ thống thông tin của cơ quan cung cấp dữ liệu và cơ quan, tổ chức khai thác dữ liệu, trừ trường hợp thông tin liên quan đến bí mật nhà nước hoặc yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh. Trường hợp không áp dụng phương thức kết nối, chia sẻ dữ liệu trực tuyến, phải nêu rõ lý do bằng văn bản.
4. Cơ quan nhà nước áp dụng mô hình kết nối, chia sẻ dữ liệu theo thứ tự ưu tiên sau đây:
a) Kết nối, chia sẻ qua các hệ thống trung gian bao gồm: Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia; hạ tầng kết nối, chia sẻ dữ liệu cấp Bộ, cấp tỉnh theo Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số;
b) Kết nối trực tiếp giữa các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu khi các hệ thống trung gian chưa sẵn sàng hoặc cơ quan chủ quản hệ thống trung gian xác định hệ thống trung gian không đáp ứng được yêu cầu về kết nối, chia sẻ dữ liệu.
5. Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số quy định tại điểm a khoản 4 Điều này bao gồm Khung kiến trúc Chính phủ điện tử, Chính phủ số; khung kiến trúc số của các cơ quan, tổ chức.
6. Chính phủ quy định chi tiết về kết nối, chia sẻ dữ liệu; Khung kiến trúc tổng thể quốc gia số.
Điều 43. Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
1. Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước là dữ liệu được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố rộng rãi cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ. Cơ quan nhà nước công bố dữ liệu mở để cơ quan, tổ chức, cá nhân tự do sử dụng, tái sử dụng, chia sẻ nhằm thúc đẩy giao dịch điện tử, chuyển đổi số, phát triển kinh tế số và xã hội số.
2. Dữ liệu mở phải toàn vẹn và phản ánh đầy đủ thông tin do cơ quan nhà nước cung cấp, được cập nhật mới nhất, có khả năng truy cập và sử dụng trên mạng Internet, bảo đảm khả năng thiết bị số có thể gửi, nhận, lưu trữ và xử lý được, tuân thủ định dạng mở và miễn phí.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được tự do truy cập sử dụng dữ liệu mở, không yêu cầu khai báo định danh khi khai thác, sử dụng dữ liệu mở.
4. Cơ quan, tổ chức, cá nhân được phép tự do sao chép, chia sẻ, trao đổi, sử dụng dữ liệu mở hoặc kết hợp dữ liệu mở với dữ liệu khác; sử dụng dữ liệu mở vào sản phẩm, dịch vụ thương mại hoặc phi thương mại của mình, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trích dẫn, ghi nhận thông tin sử dụng dữ liệu mở trong sản phẩm, dịch vụ, tài liệu liên quan có sử dụng dữ liệu mở.
6. Cơ quan nhà nước không chịu trách nhiệm về bất kỳ thiệt hại nào của cơ quan, tổ chức, cá nhân phát sinh do việc sử dụng dữ liệu mở gây ra.
7. Chính phủ quy định chi tiết về dữ liệu mở và điều kiện bảo đảm thực hiện quy định tại Điều này.
Điều 44. Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử
1. Cơ quan nhà nước phải bảo đảm kết quả giải quyết thủ tục hành chính hoặc kết quả hoạt động công vụ khác không thuộc phạm vi bí mật nhà nước đều có văn bản điện tử có giá trị pháp lý như văn bản giấy, có thể truy cập và sử dụng được dưới dạng hoàn chỉnh. Cơ quan nhà nước phải tiếp nhận, giải quyết yêu cầu của tổ chức, cá nhân trên môi trường điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Các lĩnh vực hoạt động của cơ quan nhà nước ưu tiên thực hiện toàn trình trên môi trường điện tử bao gồm: cung cấp dịch vụ công; công tác quản trị nội bộ; chỉ đạo, điều hành; giám sát, kiểm tra, thanh tra.
3. Cơ quan nhà nước phải sẵn sàng phương án trong tình huống khẩn cấp, trong tình huống xảy ra sự cố gián đoạn hoạt động trên môi trường mạng trực tuyến và phương án ứng cứu, khắc phục sự cố, duy trì hoạt động giao dịch bình thường.
4. Cơ quan nhà nước được thuê chuyên gia từ ngân sách nhà nước hằng năm theo quy định của pháp luật để tư vấn xây dựng cơ sở dữ liệu; thực hiện các hoạt động chuyên môn kỹ thuật về quản lý, vận hành, bảo đảm an toàn thông tin mạng cho hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Luật Giao dịch điện tử 2023
- Số hiệu: 20/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 22/06/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 867 đến số 868
- Ngày hiệu lực: 01/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chính sách phát triển giao dịch điện tử
- Điều 5. Bảo đảm an toàn thông tin mạng và an ninh mạng trong giao dịch điện tử
- Điều 6. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử
- Điều 7. Hình thức thể hiện của thông điệp dữ liệu
- Điều 8. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
- Điều 9. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản
- Điều 10. Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc
- Điều 11. Thông điệp dữ liệu có giá trị dùng làm chứng cứ
- Điều 12. Chuyển đổi hình thức giữa văn bản giấy và thông điệp dữ liệu
- Điều 13. Hình thức lưu trữ thông điệp dữ liệu
- Điều 14. Người khởi tạo thông điệp dữ liệu
- Điều 15. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu
- Điều 16. Nhận thông điệp dữ liệu
- Điều 17. Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu
- Điều 18. Gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu
- Điều 19. Giá trị pháp lý của chứng thư điện tử
- Điều 20. Chuyển giao chứng thư điện tử
- Điều 21. Yêu cầu đối với lưu trữ, xử lý chứng thư điện tử
- Điều 22. Chữ ký điện tử
- Điều 23. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
- Điều 24. Dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng công vụ
- Điều 25. Sử dụng chữ ký điện tử chuyên dùng, chữ ký điện tử chuyên dùng bảo đảm an toàn
- Điều 26. Công nhận tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử nước ngoài; công nhận chữ ký điện tử, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài
- Điều 27. Chữ ký điện tử nước ngoài, chứng thư chữ ký điện tử nước ngoài được chấp nhận trong giao dịch quốc tế
- Điều 28. Dịch vụ tin cậy
- Điều 29. Điều kiện kinh doanh dịch vụ tin cậy
- Điều 30. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ tin cậy
- Điều 31. Dịch vụ cấp dấu thời gian
- Điều 32. Dịch vụ chứng thực thông điệp dữ liệu
- Điều 33. Dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng
- Điều 34. Hợp đồng điện tử
- Điều 35. Giao kết hợp đồng điện tử
- Điều 36. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- Điều 37. Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- Điều 38. Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- Điều 39. Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
- Điều 40. Quản lý dữ liệu, cơ sở dữ liệu dùng chung
- Điều 41. Tạo lập, thu thập dữ liệu
- Điều 42. Kết nối, chia sẻ dữ liệu
- Điều 43. Dữ liệu mở của cơ quan nhà nước
- Điều 44. Hoạt động của cơ quan nhà nước trên môi trường điện tử
- Điều 45. Hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử
- Điều 46. Tài khoản giao dịch điện tử
- Điều 47. Trách nhiệm của chủ quản hệ thống thông tin phục vụ giao dịch điện tử
- Điều 48. Báo cáo, tổng hợp, chia sẻ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước về giao dịch điện tử