Chương 5 Luật Giao dịch điện tử 2005
GIAO DỊCH ĐIỆN TỬ CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC
Điều 39. Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
1. Giao dịch điện tử trong nội bộ cơ quan nhà nước.
2. Giao dịch điện tử giữa các cơ quan nhà nước với nhau.
3. Giao dịch điện tử giữa cơ quan nhà nước với cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Điều 40. Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
1. Các nguyên tắc quy định tại các
2. Việc giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước phải phù hợp với quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình chủ động thực hiện từng phần hoặc toàn bộ giao dịch trong nội bộ cơ quan hoặc với cơ quan khác của Nhà nước bằng phương tiện điện tử.
4. Căn cứ vào điều kiện phát triển kinh tế - xã hội và tình hình cụ thể, cơ quan nhà nước xác định một lộ trình hợp lý sử dụng phương tiện điện tử trong các loại hình giao dịch quy định tại
5. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền lựa chọn phương thức giao dịch với cơ quan nhà nước nếu cơ quan nhà nước đó đồng thời chấp nhận giao dịch theo phương thức truyền thống và phương tiện điện tử, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
6. Khi tiến hành giao dịch điện tử, cơ quan nhà nước phải quy định cụ thể về:
a) Định dạng, biểu mẫu của thông điệp dữ liệu;
b) Loại chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử trong trường hợp giao dịch điện tử cần có chữ ký điện tử, chứng thực chữ ký điện tử;
c) Các quy trình bảo đảm tính toàn vẹn, an toàn và bí mật của giao dịch điện tử.
7. Việc cung cấp dịch vụ công của cơ quan nhà nước dưới hình thức điện tử được xác lập trên cơ sở quy định của cơ quan đó nhưng không được trái với quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 41. Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước
1. Định kỳ kiểm tra và bảo đảm an toàn hệ thống thông tin điện tử của cơ quan mình trong quá trình giao dịch điện tử.
2. Bảo đảm bí mật thông tin liên quan đến giao dịch điện tử, không được sử dụng thông tin vào mục đích khác trái với quy định về việc sử dụng thông tin đó, không tiết lộ thông tin cho bên thứ ba theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm tính toàn vẹn của thông điệp dữ liệu trong giao dịch điện tử do mình tiến hành; bảo đảm an toàn trong vận hành của hệ thống mạng máy tính của cơ quan mình.
4. Thành lập cơ sở dữ liệu về các giao dịch tương ứng, bảo đảm an toàn thông tin và có biện pháp dự phòng nhằm phục hồi được thông tin trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử bị lỗi.
5. Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 42. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử bị lỗi
1. Trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử của cơ quan nhà nước bị lỗi, không bảo đảm tính an toàn của thông điệp dữ liệu thì cơ quan đó có trách nhiệm thông báo ngay cho người sử dụng biết về sự cố và áp dụng các biện pháp cần thiết để khắc phục.
2. Cơ quan nhà nước phải chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu không tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều này.
Điều 43. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước
Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi tiến hành giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước có trách nhiệm tuân thủ các quy định của Luật này, các quy định về giao dịch điện tử do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Luật Giao dịch điện tử 2005
- Số hiệu: 51/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 31 đến số 32
- Ngày hiệu lực: 01/03/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật giao dịch điện tử
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc chung tiến hành giao dịch điện tử
- Điều 6. Chính sách phát triển và ứng dụng giao dịch điện tử
- Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động giao dịch điện tử
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong giao dịch điện tử
- Điều 10. Hình thức thể hiện thông điệp dữ liệu
- Điều 11. Giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu
- Điều 12. Thông điệp dữ liệu có giá trị như văn bản
- Điều 13. Thông điệp dữ liệu có giá trị như bản gốc
- Điều 14. Thông điệp dữ liệu có giá trị làm chứng cứ
- Điều 15. Lưu trữ thông điệp dữ liệu
- Điều 16. Người khởi tạo thông điệp dữ liệu
- Điều 17. Thời điểm, địa điểm gửi thông điệp dữ liệu
- Điều 18. Nhận thông điệp dữ liệu
- Điều 19. Thời điểm, địa điểm nhận thông điệp dữ liệu
- Điều 20. Gửi, nhận tự động thông điệp dữ liệu
- Điều 21. Chữ ký điện tử
- Điều 22. Điều kiện để bảo đảm an toàn cho chữ ký điện tử
- Điều 23. Nguyên tắc sử dụng chữ ký điện tử
- Điều 24. Giá trị pháp lý của chữ ký điện tử
- Điều 25. Nghĩa vụ của người ký chữ ký điện tử
- Điều 26. Nghĩa vụ của bên chấp nhận chữ ký điện tử
- Điều 27. Thừa nhận chữ ký điện tử và chứng thư điện tử nước ngoài
- Điều 28. Hoạt động dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
- Điều 29. Nội dung của chứng thư điện tử
- Điều 30. Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
- Điều 31. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử
- Điều 33. Hợp đồng điện tử
- Điều 34. Thừa nhận giá trị pháp lý của hợp đồng điện tử
- Điều 35. Nguyên tắc giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- Điều 36. Giao kết hợp đồng điện tử
- Điều 37. Việc nhận, gửi, thời điểm, địa điểm nhận, gửi thông điệp dữ liệu trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- Điều 38. Giá trị pháp lý của thông báo trong giao kết và thực hiện hợp đồng điện tử
- Điều 39. Các loại hình giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
- Điều 40. Nguyên tắc tiến hành giao dịch điện tử của cơ quan nhà nước
- Điều 41. Bảo đảm an toàn, bảo mật và lưu trữ thông tin điện tử trong cơ quan nhà nước
- Điều 42. Trách nhiệm của cơ quan nhà nước trong trường hợp hệ thống thông tin điện tử bị lỗi
- Điều 43. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong giao dịch điện tử với cơ quan nhà nước
- Điều 44. Bảo đảm an ninh, an toàn trong giao dịch điện tử
- Điều 45. Bảo vệ thông điệp dữ liệu
- Điều 46. Bảo mật thông tin trong giao dịch điện tử
- Điều 47. Trách nhiệm của tổ chức cung cấp dịch vụ mạng
- Điều 48. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- Điều 49. Quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền