Chương 7 Luật Giá 2023
THANH TRA CHUYÊN NGÀNH VỀ GIÁ, KIỂM TRA VIỆC CHẤP HÀNH PHÁP LUẬT VỀ GIÁ, THẨM ĐỊNH GIÁ
Điều 67. Mục đích của thanh tra, kiểm tra
1. Mục đích của thanh tra về giá, thẩm định giá được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Mục đích của kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá nhằm góp phần nâng cao kỷ luật, kỷ cương, đem lại tác động tích cực trong công tác quản lý điều hành giá, thẩm định giá; nắm bắt tồn tại, hạn chế để nghiên cứu, kiến nghị sửa đổi, bổ sung văn bản quy phạm pháp luật về giá, thẩm định giá; phòng ngừa, phát hiện và xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá.
Điều 68. Nguyên tắc thanh tra, kiểm tra
1. Công tác thanh tra phải bảo đảm tuân thủ các nguyên tắc quy định tại pháp luật về thanh tra.
2. Công tác kiểm tra chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá phải bảo đảm nguyên tắc sau đây:
a) Thực hiện theo kế hoạch, chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm;
b) Không trùng lặp về phạm vi, thời gian với hoạt động thanh tra, kiểm toán nhà nước, kiểm tra cùng lĩnh vực đối với một đơn vị;
c) Khách quan, công khai, minh bạch, đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật;
d) Hạn chế cản trở, ảnh hưởng đến hoạt động của đối tượng được kiểm tra.
Điều 69. Thời hạn thanh tra, kiểm tra
1. Thời hạn thanh tra thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Thời hạn kiểm tra được xác định trong quyết định kiểm tra nhưng không quá 10 ngày và được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra; trường hợp phạm vi kiểm tra lớn, nội dung phức tạp thì có thể gia hạn 01 lần nhưng không quá 10 ngày. Biên bản kiểm tra phải được lập trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày hết thời hạn kiểm tra.
Điều 70. Trách nhiệm thanh tra, kiểm tra
1. Cơ quan thanh tra tài chính thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về giá theo quy định của pháp luật về thanh tra.
Bộ Tài chính quy định về trình tự, thủ tục kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá.
Điều 71. Báo cáo kết quả thanh tra, kiểm tra và trách nhiệm xử lý
1. Báo cáo kết quả thanh tra và trách nhiệm xử lý kết quả thanh tra được thực hiện theo quy định của pháp luật về thanh tra.
2. Báo cáo kết quả kiểm tra phải nêu rõ kết quả công việc kiểm tra; đề xuất những nội dung kiến nghị xử lý về kinh tế, hành chính, pháp luật (nếu có) với đối tượng kiểm tra; đề xuất kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung cơ chế chính sách, văn bản quy phạm pháp luật (nếu có); kiến nghị, đề xuất cơ quan có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, giám sát việc thực hiện kết luận kiểm tra, kiến nghị, quyết định xử lý về kiểm tra (nếu có).
Điều 72. Xử lý vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá
1. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này, tùy theo tính chất, mức độ vi phạm, bị xử lý theo quy định của pháp luật.
2. Tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của Luật này, ngoài việc bị xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này còn bị đăng tải thông tin vi phạm pháp luật về giá, thẩm định giá trên phương tiện thông tin đại chúng.
Luật Giá 2023
- Số hiệu: 16/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/06/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 859 đến số 860
- Ngày hiệu lực: 01/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật Giá và pháp luật có liên quan
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước
- Điều 6. Công khai thông tin về giá, thẩm định giá
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá
- Điều 8. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Điều 9. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Điều 10. Quyền của người tiêu dùng
- Điều 11. Nghĩa vụ của người tiêu dùng
- Điều 12. Nội dung quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 17. Hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá
- Điều 18. Nguyên tắc và các trường hợp bình ổn giá
- Điều 19. Các biện pháp bình ổn giá
- Điều 20. Tổ chức thực hiện bình ổn giá
- Điều 21. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
- Điều 22. Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước
- Điều 23. Phương pháp định giá
- Điều 24. Ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá; văn bản quy định cơ chế, chính sách về giá
- Điều 25. Tiêu chí hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá
- Điều 26. Nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá
- Điều 27. Tổ chức hiệp thương giá
- Điều 31. Mục đích, yêu cầu kiểm tra yếu tố hình thành giá
- Điều 32. Thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá
- Điều 33. Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá
- Điều 34. Hoạt động tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường
- Điều 35. Nguyên tắc tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường
- Điều 36. Báo cáo tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường
- Điều 37. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường
- Điều 38. Cơ sở dữ liệu về giá
- Điều 39. Kinh phí bảo đảm cho công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và cơ sở dữ liệu về giá
- Điều 40. Hoạt động thẩm định giá
- Điều 41. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá
- Điều 42. Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam
- Điều 43. Hội nghề nghiệp về thẩm định giá
- Điều 44. Thẻ thẩm định viên về giá
- Điều 45. Đăng ký hành nghề thẩm định giá
- Điều 46. Thẩm định viên về giá
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá
- Điều 48. Doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 49. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Điều 50. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 51. Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá, người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 52. Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 54. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Điều 55. Chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá
- Điều 56. Quyền, nghĩa vụ của khách hàng thẩm định giá và tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi trong hợp đồng thẩm định giá
- Điều 57. Xác định giá dịch vụ thẩm định giá
- Điều 58. Phương thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thẩm định giá
- Điều 59. Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước
- Điều 60. Hội đồng thẩm định giá
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thẩm định giá
- Điều 63. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hội đồng thẩm định giá
- Điều 64. Thông báo kết quả thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá
- Điều 65. Chi phí thẩm định giá
- Điều 66. Hồ sơ thẩm định giá của Nhà nước