Mục 5 Chương 4 Luật Giá 2023
Mục 5. KIỂM TRA YẾU TỐ HÌNH THÀNH GIÁ
Điều 31. Mục đích, yêu cầu kiểm tra yếu tố hình thành giá
1. Kiểm tra yếu tố hình thành giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện để rà soát, đánh giá về tính hợp lý, hợp lệ của các yếu tố hình thành giá, cung cầu của hàng hóa, dịch vụ nhằm nhận diện các yếu tố tác động đến giá hàng hóa, dịch vụ để xem xét, quyết định thực hiện các giải pháp, biện pháp quản lý, điều tiết giá phù hợp.
2. Việc kiểm tra yếu tố hình thành giá thực hiện trong các trường hợp sau:
a) Giá hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá có biến động bất thường, ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội, hoạt động sản xuất, kinh doanh, đời sống người dân, mặt bằng giá thị trường;
b) Giá hàng hóa, dịch vụ khác có biến động bất thường khi xảy ra tình trạng khẩn cấp, sự cố, thảm họa, thiên tai, dịch bệnh hoặc theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để phục vụ công tác quản lý, điều hành giá.
Điều 32. Thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá
1. Bộ, cơ quan ngang Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc lĩnh vực, phạm vi chuyên ngành quản lý và giao nhiệm vụ kiểm tra cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.
2. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá đối với hàng hóa, dịch vụ thuộc phạm vi quản lý theo địa bàn và giao nhiệm vụ kiểm tra cho các cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc tổ chức thực hiện.
Điều 33. Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá
1. Việc thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá phải bảo đảm công khai, minh bạch và hạn chế ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của tổ chức, cá nhân; xác định rõ đối tượng, thời hạn kiểm tra. Kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra có báo cáo cấp có thẩm quyền về kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá.
2. Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như sau:
a) Cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra yếu tố hình thành giá có văn bản thông báo về việc kiểm tra gửi đến tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ;
b) Tổ chức, cá nhân thuộc đối tượng kiểm tra yếu tố hình thành giá có trách nhiệm cung cấp đầy đủ các thông tin, hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến yếu tố hình thành giá;
c) Thời gian kiểm tra yếu tố hình thành giá tối đa là 30 ngày kể từ ngày nhận đủ tài liệu theo yêu cầu; trường hợp phức tạp thì có thể gia hạn nhưng thời gian gia hạn không quá 15 ngày;
d) Kết thúc kiểm tra, cơ quan kiểm tra có báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá và đề xuất các biện pháp phù hợp. Việc lập báo cáo kết quả kiểm tra trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra yếu tố hình thành giá phải bao gồm các nội dung về mục đích, yêu cầu, đối tượng kiểm tra, kết quả kiểm tra và nguyên nhân.
3. Trong quá trình kiểm tra, trường hợp phát hiện hành vi vi phạm, cơ quan kiểm tra có trách nhiệm xử lý hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Luật Giá 2023
- Số hiệu: 16/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 19/06/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 859 đến số 860
- Ngày hiệu lực: 01/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng Luật Giá và pháp luật có liên quan
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc quản lý, điều tiết giá của Nhà nước
- Điều 6. Công khai thông tin về giá, thẩm định giá
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực giá, thẩm định giá
- Điều 8. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Điều 9. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
- Điều 10. Quyền của người tiêu dùng
- Điều 11. Nghĩa vụ của người tiêu dùng
- Điều 12. Nội dung quản lý nhà nước về giá, thẩm định giá
- Điều 13. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ
- Điều 14. Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Tài chính
- Điều 15. Nhiệm vụ, quyền hạn của các Bộ, cơ quan ngang Bộ
- Điều 16. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 17. Hàng hóa, dịch vụ bình ổn giá
- Điều 18. Nguyên tắc và các trường hợp bình ổn giá
- Điều 19. Các biện pháp bình ổn giá
- Điều 20. Tổ chức thực hiện bình ổn giá
- Điều 21. Hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá
- Điều 22. Nguyên tắc và căn cứ định giá của Nhà nước
- Điều 23. Phương pháp định giá
- Điều 24. Ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá; văn bản quy định cơ chế, chính sách về giá
- Điều 25. Tiêu chí hàng hóa, dịch vụ hiệp thương giá
- Điều 26. Nguyên tắc, thẩm quyền và trách nhiệm hiệp thương giá
- Điều 27. Tổ chức hiệp thương giá
- Điều 31. Mục đích, yêu cầu kiểm tra yếu tố hình thành giá
- Điều 32. Thẩm quyền, trách nhiệm kiểm tra yếu tố hình thành giá
- Điều 33. Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá
- Điều 34. Hoạt động tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường
- Điều 35. Nguyên tắc tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường
- Điều 36. Báo cáo tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường
- Điều 37. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị thực hiện công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường
- Điều 38. Cơ sở dữ liệu về giá
- Điều 39. Kinh phí bảo đảm cho công tác tổng hợp, phân tích, dự báo giá thị trường và cơ sở dữ liệu về giá
- Điều 40. Hoạt động thẩm định giá
- Điều 41. Nguyên tắc hoạt động thẩm định giá
- Điều 42. Chuẩn mực thẩm định giá Việt Nam
- Điều 43. Hội nghề nghiệp về thẩm định giá
- Điều 44. Thẻ thẩm định viên về giá
- Điều 45. Đăng ký hành nghề thẩm định giá
- Điều 46. Thẩm định viên về giá
- Điều 47. Quyền và nghĩa vụ của thẩm định viên về giá
- Điều 48. Doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 49. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Điều 50. Chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 51. Người đại diện theo pháp luật, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp thẩm định giá, người đứng đầu chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 52. Điều kiện hoạt động của doanh nghiệp và chi nhánh doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 53. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp thẩm định giá
- Điều 54. Đình chỉ kinh doanh dịch vụ thẩm định giá và thu hồi giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá
- Điều 55. Chứng thư thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá
- Điều 56. Quyền, nghĩa vụ của khách hàng thẩm định giá và tổ chức, cá nhân có liên quan được ghi trong hợp đồng thẩm định giá
- Điều 57. Xác định giá dịch vụ thẩm định giá
- Điều 58. Phương thức giải quyết tranh chấp về hợp đồng thẩm định giá
- Điều 59. Hoạt động thẩm định giá của Nhà nước
- Điều 60. Hội đồng thẩm định giá
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của hội đồng thẩm định giá
- Điều 63. Quyền, nghĩa vụ của thành viên hội đồng thẩm định giá
- Điều 64. Thông báo kết quả thẩm định giá và báo cáo thẩm định giá
- Điều 65. Chi phí thẩm định giá
- Điều 66. Hồ sơ thẩm định giá của Nhà nước