Chương 7 Luật Dược 2005
Điều 51. Thông tin thuốc
1. Thông tin thuốc nhằm mục đích hướng dẫn sử dụng thuốc hợp lý, an toàn cho cán bộ y tế và người sử dụng thuốc.
2. Thông tin thuốc phải đầy đủ, khách quan, chính xác, trung thực, dễ hiểu, không được gây hiểu lầm.
3. Trách nhiệm thông tin thuốc được quy định như sau:
a) Cơ sở sản xuất, mua bán và cung ứng thuốc có trách nhiệm thông tin thuốc cho cán bộ, nhân viên y tế và người sử dụng;
b) Cơ sở y tế có trách nhiệm phổ biến và quản lý các thông tin thuốc trong phạm vi đơn vị mình;
c) Cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm thông tin thuốc có liên quan cho người sử dụng thuốc trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh;
d) Cơ quan quản lý nhà nước về dược có trách nhiệm công khai thông tin về thuốc.
4. Trách nhiệm theo dõi phản ứng có hại của thuốc được quy định như sau:
a) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cán bộ, nhân viên y tế có trách nhiệm theo dõi và báo cáo cho người phụ trách cơ sở, cơ quan có thẩm quyền quản lý thuốc về các phản ứng có hại của thuốc;
b) Trong quá trình lưu hành thuốc, cơ sở sản xuất, phân phối thuốc phải theo dõi, báo cáo cho người phụ trách cơ sở và cơ quan có thẩm quyền quản lý thuốc các phản ứng có hại của thuốc do cơ sở mình sản xuất, phân phối.
5. Tổ chức, cá nhân thông tin thuốc phải chịu trách nhiệm về những thông tin do mình cung cấp.
Điều 52. Quảng cáo thuốc
1. Việc quảng cáo thuốc do cơ sở kinh doanh thuốc hoặc người kinh doanh dịch vụ quảng cáo thực hiện và phải tuân theo quy định của pháp luật về quảng cáo.
2. Không được sử dụng lợi ích vật chất, lợi dụng danh nghĩa của tổ chức, cá nhân, các loại thư tín, kết quả nghiên cứu lâm sàng chưa được Bộ Y tế công nhận và các hình thức tương tự để quảng cáo thuốc.
Điều 53. Phạm vi quảng cáo thuốc
1. Thuốc kê đơn không được quảng cáo cho công chúng dưới mọi hình thức.
2. Thuốc không kê đơn được quảng cáo trên các phương tiện quảng cáo; trường hợp quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình phải đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hoạt chất thuộc danh mục được phép quảng cáo trên truyền thanh, truyền hình do Bộ Y tế ban hành;
b) Có số đăng ký tại Việt Nam đang còn hiệu lực.
Luật Dược 2005
- Số hiệu: 34/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 13
- Ngày hiệu lực: 01/10/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chính sách của Nhà nước về lĩnh vực dược
- Điều 4. Dự trữ quốc gia về thuốc
- Điều 5. Quản lý nhà nước về giá thuốc
- Điều 6. Cơ quan quản lý nhà nước về dược
- Điều 7. Thanh tra dược
- Điều 8. Hội và hiệp hội về dược
- Điều 9. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 10. Hình thức kinh doanh thuốc
- Điều 11. Điều kiện, thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
- Điều 12. Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc
- Điều 13. Chứng chỉ hành nghề dược
- Điều 14. Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh thuốc, Chứng chỉ hành nghề dược
- Điều 15. Quyền của cơ sở sản xuất thuốc
- Điều 16. Nghĩa vụ của cơ sở sản xuất thuốc
- Điều 17. Thuốc pha chế tại nhà thuốc, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 18. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp xuất khẩu, nhập khẩu thuốc
- Điều 19. Uỷ thác xuất khẩu, nhập khẩu thuốc
- Điều 20. Phạm vi nhập khẩu thuốc
- Điều 21. Cơ sở bán buôn thuốc
- Điều 22. Quyền của cơ sở bán buôn thuốc
- Điều 23. Nghĩa vụ của cơ sở bán buôn thuốc
- Điều 24. Cơ sở bán lẻ thuốc
- Điều 25. Điều kiện chuyên môn của chủ cơ sở bán lẻ thuốc, người bán lẻ thuốc
- Điều 26. Phạm vi hoạt động của cơ sở bán lẻ thuốc
- Điều 27. Quyền của người bán lẻ thuốc và của chủ cơ sở bán lẻ thuốc
- Điều 28. Nghĩa vụ của người bán lẻ thuốc và của chủ cơ sở bán lẻ thuốc
- Điều 29. Điều kiện đối với doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc
- Điều 30. Quyền của doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc
- Điều 31. Nghĩa vụ của doanh nghiệp làm dịch vụ bảo quản thuốc
- Điều 32. Điều kiện đối với doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc
- Điều 33. Quyền của doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc
- Điều 34. Nghĩa vụ của doanh nghiệp làm dịch vụ kiểm nghiệm thuốc
- Điều 35. Đăng ký thuốc
- Điều 36. Lưu hành thuốc
- Điều 37. Nhãn thuốc lưu hành trên thị trường
- Điều 38. Thu hồi thuốc
- Điều 39. Trồng cây thuốc và chăn nuôi động vật làm thuốc
- Điều 40. Chất lượng của dược liệu
- Điều 41. Bảo quản dược liệu
- Điều 42. Bán thuốc đông y và thuốc từ dược liệu tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 43. Đăng ký thuốc, lưu hành thuốc đông y và thuốc từ dược liệu
- Điều 44. Sản xuất thuốc đông y và thuốc từ dược liệu
- Điều 45. Xuất khẩu, nhập khẩu, bán buôn, bán lẻ thuốc đông y và thuốc từ dược liệu
- Điều 48. Điều kiện cung ứng thuốc
- Điều 49. Bảo đảm cung ứng thuốc
- Điều 50. Pha chế thuốc trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 54. Thuốc thử lâm sàng
- Điều 55. Thuốc miễn thử lâm sàng hoặc miễn một số giai đoạn thử lâm sàng
- Điều 56. Điều kiện của người tham gia thử lâm sàng
- Điều 57. Quyền của người tham gia thử lâm sàng
- Điều 58. Quyền của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng
- Điều 59. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân có thuốc thử lâm sàng
- Điều 60. Quyền của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 61. Nghĩa vụ của tổ chức nhận thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 62. Các giai đoạn và thủ tục thử thuốc trên lâm sàng
- Điều 63. Thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt
- Điều 64. Điều kiện kinh doanh, sử dụng thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt
- Điều 65. Trách nhiệm của cơ sở kinh doanh, pha chế, cấp phát thuốc thuộc danh mục phải kiểm soát đặc biệt