Chương 8 Luật du lịch 2005
Chương 8:
XÚC TIẾN DU LỊCH
1. Tuyên truyền, giới thiệu rộng rãi về đất nước, con người Việt Nam, danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, di tích cách mạng, di sản văn hoá, công trình lao động sáng tạo của con người, bản sắc văn hoá dân tộc cho nhân dân trong nước và cộng đồng quốc tế;
2. Nâng cao nhận thức xã hội về du lịch, tạo môi trường du lịch văn minh, lành mạnh, an toàn, phát huy truyền thống mến khách của dân tộc;
3. Huy động các nguồn lực để đầu tư phát triển các đô thị du lịch, khu du lịch, điểm du lịch đa dạng, độc đáo, có chất lượng cao, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc trong cả nước, từng vùng và từng địa phương; phát triển kết cấu hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật du lịch, đa dạng hoá và nâng cao chất lượng các dịch vụ du lịch;
4. Nghiên cứu thị trường du lịch, xây dựng sản phẩm du lịch phù hợp với thị hiếu khách du lịch; tuyên truyền, giới thiệu sản phẩm du lịch.
Điều 80. Chính sách xúc tiến du lịch
1. Nhà nước quy định cơ chế phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và địa phương với các tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch trong việc thực hiện hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch.
2. Bộ, ngành, cơ quan thông tin đại chúng trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương tổ chức hoạt động tuyên truyền, quảng bá, xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài.
3. Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho việc sử dụng chuyên gia, phương tiện thông tin đại chúng nước ngoài tham gia vào hoạt động tuyên truyền, quảng bá nhằm nâng cao hình ảnh đất nước, con người, du lịch Việt Nam.
4. Nhà nước khuyến khích và có biện pháp nhằm nâng cao nhận thức về du lịch cho các cấp, các ngành, các tầng lớp dân cư trong xã hội.
Điều 81. Hoạt động xúc tiến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây dựng chiến lược, kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch quốc gia; chủ trì, phối hợp với Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, có sự tham gia của các doanh nghiệp du lịch tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch ở trong nước và nước ngoài; điều phối các hoạt động xúc tiến du lịch liên vùng, liên địa phương.
2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thiết lập các văn phòng đại diện du lịch Việt Nam ở nước ngoài tại các thị trường du lịch trọng điểm để đẩy mạnh công tác xúc tiến du lịch theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương thành lập cơ sở dữ liệu du lịch quốc gia và tổ chức thông tin du lịch tại các cửa khẩu quốc tế.
4. Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xây dựng kế hoạch, chương trình xúc tiến du lịch của địa phương; tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến du lịch tại địa phương; phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương và ở địa phương khác trong hoạt động xúc tiến du lịch.
Điều 82. Hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp du lịch
Các doanh nghiệp du lịch được quyền chủ động hoặc phối hợp với các tổ chức, cá nhân khác để tiến hành các hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước, tham gia các chương trình xúc tiến du lịch quốc gia. Chi phí hoạt động xúc tiến quảng bá của doanh nghiệp được hạch toán vào chi phí của doanh nghiệp.
Luật du lịch 2005
- Số hiệu: 44/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: 01/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật về du lịch
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc phát triển du lịch
- Điều 6. Chính sách phát triển du lịch
- Điều 7. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch
- Điều 8. Hiệp hội du lịch
- Điều 9. Bảo vệ môi trường du lịch
- Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
- Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Các loại tài nguyên du lịch
- Điều 14. Điều tra tài nguyên du lịch
- Điều 15. Nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch
- Điều 16. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch
- Điều 17. Các loại quy hoạch phát triển du lịch
- Điều 18. Nguyên tắc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch
- Điều 19. Nội dung quy hoạch phát triển du lịch
- Điều 20. Thẩm quyền lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch phát triển du lịch
- Điều 21. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch
- Điều 22. Xếp hạng khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch
- Điều 23. Điều kiện để được công nhận là khu du lịch
- Điều 24. Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch
- Điều 25. Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch
- Điều 26. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch
- Điều 27. Thẩm quyền công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch
- Điều 28. Quản lý khu du lịch
- Điều 29. Quản lý điểm du lịch
- Điều 30. Quản lý tuyến du lịch
- Điều 31. Điều kiện công nhận đô thị du lịch
- Điều 32. Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch
- Điều 33. Quản lý phát triển đô thị du lịch
- Điều 34. Khách du lịch
- Điều 35. Quyền của khách du lịch
- Điều 36. Nghĩa vụ của khách du lịch
- Điều 37. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch
- Điều 38. Ngành, nghề kinh doanh du lịch
- Điều 39. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
- Điều 40. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
- Điều 41. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 42. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 43. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
- Điều 44. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
- Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa
- Điều 46. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
- Điều 47. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Điều 48. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Điều 49. Đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Điều 50. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
- Điều 51. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 52. Hợp đồng lữ hành
- Điều 53. Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành
- Điều 54. Hợp đồng đại lý lữ hành
- Điều 55. Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành
- Điều 56. Trách nhiệm của bên nhận đại lý lữ hành
- Điều 57. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Điều 58. Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Điều 59. Cấp biển hiệu cho phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch
- Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Điều 61. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch
- Điều 62. Các loại cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 63. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 64. Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch
- Điều 65. Đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch
- Điều 67. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
- Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
- Điều 69. Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch
- Điều 70. Cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch
- Điều 72. Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Điều 73. Điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên
- Điều 74. Cấp thẻ hướng dẫn viên
- Điều 75. Đổi, cấp lại, thu hồi thẻ hướng dẫn viên
- Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên
- Điều 77. Những điều hướng dẫn viên du lịch không được làm
- Điều 78. Thuyết minh viên
- Điều 79. Nội dung xúc tiến du lịch
- Điều 80. Chính sách xúc tiến du lịch
- Điều 81. Hoạt động xúc tiến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
- Điều 82. Hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp du lịch