Chương 2 Luật du lịch 2005
Điều 13. Các loại tài nguyên du lịch
1. Tài nguyên du lịch gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn đang được khai thác và chưa được khai thác.
Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thuỷ văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
Tài nguyên du lịch nhân văn gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hoá, văn nghệ dân gian, di tích lịch sử, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hoá vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.
2. Tài nguyên du lịch có thể thuộc sở hữu nhà nước hoặc sở hữu của tổ chức, cá nhân.
Điều 14. Điều tra tài nguyên du lịch
Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương chủ trì, phối hợp với cơ quan quản lý nhà nước liên quan và Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch để làm căn cứ xây dựng quy hoạch phát triển du lịch, xác định và công bố các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch.
Điều 15. Nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch
1. Tài nguyên du lịch phải được bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý để phát huy hiệu quả sử dụng và bảo đảm phát triển du lịch bền vững.
2. Nhà nước thống nhất quản lý tài nguyên du lịch trong phạm vi cả nước, có chính sách và biện pháp để bảo vệ, tôn tạo và khai thác hợp lý tài nguyên du lịch.
Điều 16. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch
1. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch ở trung ương, các bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm quản lý tài nguyên du lịch, phối hợp trong việc bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý và phát triển tài nguyên du lịch.
2. Cơ quan nhà nước, tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm bảo vệ, đầu tư, tôn tạo tài nguyên du lịch, tạo điều kiện cho khách đến tham quan, thụ hưởng giá trị của tài nguyên du lịch theo quy định của pháp luật.
3. Khách du lịch, tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, cộng đồng dân cư có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên du lịch.
4. Tổ chức, cá nhân sở hữu, quản lý tài nguyên du lịch có trách nhiệm phối hợp với cơ quan nhà nước về du lịch có thẩm quyền trong việc sử dụng và khai thác tài nguyên du lịch cho các mục tiêu kinh tế khác, bảo đảm không làm giảm độ hấp dẫn của tài nguyên du lịch.
Luật du lịch 2005
- Số hiệu: 44/2005/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 14/06/2005
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 14
- Ngày hiệu lực: 01/01/2006
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Áp dụng pháp luật về du lịch
- Điều 4. Giải thích từ ngữ
- Điều 5. Nguyên tắc phát triển du lịch
- Điều 6. Chính sách phát triển du lịch
- Điều 7. Sự tham gia của cộng đồng dân cư trong phát triển du lịch
- Điều 8. Hiệp hội du lịch
- Điều 9. Bảo vệ môi trường du lịch
- Điều 10. Nội dung quản lý nhà nước về du lịch
- Điều 11. Trách nhiệm quản lý nhà nước về du lịch
- Điều 12. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Các loại tài nguyên du lịch
- Điều 14. Điều tra tài nguyên du lịch
- Điều 15. Nguyên tắc bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch
- Điều 16. Trách nhiệm quản lý, bảo vệ, tôn tạo và phát triển tài nguyên du lịch
- Điều 17. Các loại quy hoạch phát triển du lịch
- Điều 18. Nguyên tắc xây dựng quy hoạch phát triển du lịch
- Điều 19. Nội dung quy hoạch phát triển du lịch
- Điều 20. Thẩm quyền lập, phê duyệt, quyết định quy hoạch phát triển du lịch
- Điều 21. Quản lý và tổ chức thực hiện quy hoạch phát triển du lịch
- Điều 22. Xếp hạng khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch
- Điều 23. Điều kiện để được công nhận là khu du lịch
- Điều 24. Điều kiện để được công nhận là điểm du lịch
- Điều 25. Điều kiện để được công nhận là tuyến du lịch
- Điều 26. Hồ sơ đề nghị công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch
- Điều 27. Thẩm quyền công nhận khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch
- Điều 28. Quản lý khu du lịch
- Điều 29. Quản lý điểm du lịch
- Điều 30. Quản lý tuyến du lịch
- Điều 31. Điều kiện công nhận đô thị du lịch
- Điều 32. Hồ sơ, thủ tục, thẩm quyền công nhận đô thị du lịch
- Điều 33. Quản lý phát triển đô thị du lịch
- Điều 34. Khách du lịch
- Điều 35. Quyền của khách du lịch
- Điều 36. Nghĩa vụ của khách du lịch
- Điều 37. Bảo đảm an toàn cho khách du lịch
- Điều 38. Ngành, nghề kinh doanh du lịch
- Điều 39. Quyền của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
- Điều 40. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch
- Điều 41. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch Việt Nam ở nước ngoài
- Điều 42. Chi nhánh, văn phòng đại diện của doanh nghiệp du lịch nước ngoài tại Việt Nam
- Điều 43. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành
- Điều 44. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa
- Điều 45. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa
- Điều 46. Điều kiện kinh doanh lữ hành quốc tế
- Điều 47. Giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Điều 48. Hồ sơ, thủ tục cấp giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Điều 49. Đổi giấy phép kinh doanh lữ hành quốc tế
- Điều 50. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành quốc tế
- Điều 51. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành có vốn đầu tư nước ngoài
- Điều 52. Hợp đồng lữ hành
- Điều 53. Điều kiện kinh doanh đại lý lữ hành
- Điều 54. Hợp đồng đại lý lữ hành
- Điều 55. Trách nhiệm của bên giao đại lý lữ hành
- Điều 56. Trách nhiệm của bên nhận đại lý lữ hành
- Điều 57. Kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Điều 58. Điều kiện kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Điều 59. Cấp biển hiệu cho phương tiện chuyên vận chuyển khách du lịch
- Điều 60. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh vận chuyển khách du lịch
- Điều 61. Tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch
- Điều 62. Các loại cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 63. Xếp hạng cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 64. Điều kiện kinh doanh lưu trú du lịch
- Điều 65. Đăng ký hạng cơ sở lưu trú du lịch
- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh lưu trú du lịch
- Điều 67. Kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
- Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh phát triển khu du lịch, điểm du lịch
- Điều 69. Kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch
- Điều 70. Cấp biển hiệu đạt tiêu chuẩn phục vụ khách du lịch
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ du lịch trong khu du lịch, điểm du lịch, đô thị du lịch
- Điều 72. Hướng dẫn viên du lịch, thẻ hướng dẫn viên du lịch
- Điều 73. Điều kiện hành nghề, tiêu chuẩn cấp thẻ hướng dẫn viên
- Điều 74. Cấp thẻ hướng dẫn viên
- Điều 75. Đổi, cấp lại, thu hồi thẻ hướng dẫn viên
- Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của hướng dẫn viên
- Điều 77. Những điều hướng dẫn viên du lịch không được làm
- Điều 78. Thuyết minh viên
- Điều 79. Nội dung xúc tiến du lịch
- Điều 80. Chính sách xúc tiến du lịch
- Điều 81. Hoạt động xúc tiến du lịch của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch
- Điều 82. Hoạt động xúc tiến du lịch của doanh nghiệp du lịch