Điều 43 Luật Đê điều 2006
1. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện phối hợp với các cơ quan hữu quan trong việc xây dựng và thực hiện quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa, bảo vệ, sử dụng đê điều và hộ đê;
c) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi của tỉnh và tổ chức nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ về xây dựng và bảo vệ đê điều;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Thành lập lực lượng chuyên trách quản lý đê điều và lực lượng quản lý đê nhân dân;
e) Quản lý lực lượng chuyên trách quản lý đê điều trên địa bàn tỉnh;
g) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi của địa phương;
h) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều; xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
2. Uỷ ban nhân dân cấp huyện có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ, tu bổ, nâng cấp, kiên cố hóa đê điều và hộ đê trên địa bàn;
c) Tổng hợp, quản lý thông tin, dữ liệu về đê điều trong phạm vi địa phương;
d) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
đ) Chỉ đạo công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương;
e) Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về đê điều và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều; giải quyết theo thẩm quyền khiếu nại, tố cáo về hành vi vi phạm pháp luật về đê điều trong phạm vi địa phương theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
3. Uỷ ban nhân dân cấp xã có các nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Tổ chức thực hiện việc quản lý, bảo vệ đê điều và hộ đê trên địa bàn;
b) Huy động lực lượng lao động tại địa phương quy định tại khoản 2 Điều 24 và lực lượng quản lý đê nhân dân quy định tại
c) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định việc huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê, khắc phục hậu quả do lũ, lụt, bão gây ra đối với đê điều;
d) Ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về đê điều;
đ) Xử lý hành vi vi phạm pháp luật về đê điều theo thẩm quyền, trường hợp vượt quá thẩm quyền phải báo cáo với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xử lý.
Luật Đê điều 2006
- Số hiệu: 79/2006/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 410 đến số 411
- Ngày hiệu lực: 01/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại và phân cấp đê
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
- Điều 9. Nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
- Điều 10. Điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
- Điều 11. Trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
- Điều 12. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
- Điều 13. Công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
- Điều 14. Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch đê điều
- Điều 15. Nội dung quy hoạch đê điều
- Điều 16. Điều chỉnh quy hoạch đê điều
- Điều 17. Trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều
- Điều 18. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đê điều
- Điều 19. Công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều
- Điều 20. Hoạt động xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều
- Điều 21. Quy định đối với đất sử dụng cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều
- Điều 22. Đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều
- Điều 23. Phạm vi bảo vệ đê điều
- Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ đê điều
- Điều 25. Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều
- Điều 26. Sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng
- Điều 27. Xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông
- Điều 28. Xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều
- Điều 29. Sử dụng hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê
- Điều 30. Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông
- Điều 31. Tải trọng của phương tiện được phép đi trên đê và biển báo về đê điều
- Điều 32. Hộ đê và cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn của đê điều
- Điều 33. Điều tiết hồ chứa nước có nhiệm vụ cắt, giảm lũ
- Điều 34. Thẩm quyền phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê
- Điều 35. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê
- Điều 36. Trách nhiệm tổ chức hộ đê
- Điều 37. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều
- Điều 38. Nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều
- Điều 39. Quyền hạn của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều
- Điều 40. Trách nhiệm của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng quản lý đê nhân dân