Điều 25 Luật Đê điều 2006
Điều 25. Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều
1. Những hoạt động sau đây phải được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép:
a) Cắt xẻ đê để xây dựng công trình trong phạm vi bảo vệ đê điều;
b) Khoan, đào trong phạm vi bảo vệ đê điều;
c) Xây dựng cống qua đê; xây dựng công trình đặc biệt trong phạm vi bảo vệ đê điều, bãi sông, lòng sông;
d) Xây dựng công trình ngầm; khoan, đào để khai thác nước ngầm trong phạm vi 1 kilômét tính từ biên ngoài của phạm vi bảo vệ đê điều;
đ) Sử dụng đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê làm nơi neo đậu tàu, thuyền, bè, mảng;
e) Khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác ở lòng sông;
g) Để vật liệu, khai thác đất, đá, cát, sỏi, khoáng sản khác, đào ao, giếng ở bãi sông;
h) Nạo vét luồng lạch trong phạm vi bảo vệ đê điều.
2. Việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này phải căn cứ vào quy chuẩn kỹ thuật về đê điều, quy chuẩn kỹ thuật xây dựng do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền ban hành; việc cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều này đối với đê cấp đặc biệt, cấp I, cấp II, cấp III phải có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm sau đây:
a) Niêm yết công khai và hướng dẫn các quy định về việc cấp giấy phép;
b) Xem xét tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ xin cấp giấy phép cho những hoạt động quy định tại khoản 1 Điều này;
c) Cấp giấy phép hoặc trả lời bằng văn bản đối với những trường hợp chưa đủ điều kiện để cấp giấy phép hoặc không cấp giấy phép trong thời hạn không quá hai mươi ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
d) Kiểm tra việc thực hiện theo giấy phép và những hoạt động không có giấy phép, đình chỉ hoạt động, thu hồi giấy phép khi người được cấp giấy phép vi phạm quy định của Luật này;
đ) Giải quyết khiếu nại, tố cáo về việc cấp giấy phép theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo.
4. Người có thẩm quyền cấp giấy phép phải chịu trách nhiệm về quyết định của mình theo quy định của pháp luật.
5. Người được cấp giấy phép có quyền và nghĩa vụ sau đây:
a) Phải nộp đầy đủ hồ sơ xin cấp giấy phép theo quy định; chịu trách nhiệm về tính trung thực của hồ sơ; thực hiện đúng nội dung đã được quy định trong giấy phép; khi cần điều chỉnh, thay đổi nội dung của giấy phép thì phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép chấp thuận;
b) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép giải thích, hướng dẫn và thực hiện đúng các quy định về cấp giấy phép; khiếu nại, tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật trong việc cấp giấy phép.
Luật Đê điều 2006
- Số hiệu: 79/2006/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 29/11/2006
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Phú Trọng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 410 đến số 411
- Ngày hiệu lực: 01/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại và phân cấp đê
- Điều 5. Nguyên tắc hoạt động trong lĩnh vực đê điều
- Điều 6. Chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực đê điều
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
- Điều 9. Nội dung quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
- Điều 10. Điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
- Điều 11. Trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
- Điều 12. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
- Điều 13. Công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch phòng, chống lũ của tuyến sông có đê
- Điều 14. Nguyên tắc và căn cứ để lập quy hoạch đê điều
- Điều 15. Nội dung quy hoạch đê điều
- Điều 16. Điều chỉnh quy hoạch đê điều
- Điều 17. Trách nhiệm lập quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều
- Điều 18. Thẩm quyền phê duyệt quy hoạch, phê duyệt điều chỉnh quy hoạch đê điều
- Điều 19. Công bố và chỉ đạo thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch đê điều
- Điều 20. Hoạt động xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều
- Điều 21. Quy định đối với đất sử dụng cho xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều
- Điều 22. Đầu tư xây dựng, tu bổ, nâng cấp và kiên cố hóa đê điều
- Điều 23. Phạm vi bảo vệ đê điều
- Điều 24. Trách nhiệm bảo vệ đê điều
- Điều 25. Cấp phép đối với các hoạt động liên quan đến đê điều
- Điều 26. Sử dụng bãi sông nơi chưa có công trình xây dựng
- Điều 27. Xử lý công trình, nhà ở hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều và ở bãi sông
- Điều 28. Xây dựng, cải tạo công trình giao thông liên quan đến đê điều
- Điều 29. Sử dụng hành lang bảo vệ đê, kè bảo vệ đê, cống qua đê
- Điều 30. Bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hiện có trong phạm vi bảo vệ đê điều, ở bãi sông
- Điều 31. Tải trọng của phương tiện được phép đi trên đê và biển báo về đê điều
- Điều 32. Hộ đê và cứu hộ các công trình có liên quan đến an toàn của đê điều
- Điều 33. Điều tiết hồ chứa nước có nhiệm vụ cắt, giảm lũ
- Điều 34. Thẩm quyền phân lũ, làm chậm lũ để hộ đê
- Điều 35. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để hộ đê
- Điều 36. Trách nhiệm tổ chức hộ đê
- Điều 37. Lực lượng trực tiếp quản lý đê điều
- Điều 38. Nhiệm vụ của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều
- Điều 39. Quyền hạn của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều
- Điều 40. Trách nhiệm của lực lượng chuyên trách quản lý đê điều
- Điều 41. Nhiệm vụ, quyền hạn của lực lượng quản lý đê nhân dân