Điều 32 Luật Dân quân tự vệ 2019
Điều 32. Thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ
1. Trong trường hợp chưa đến mức tuyên bố tình trạng chiến tranh, ban bố tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, lệnh thiết quân luật, giới nghiêm, khi cần thiết sử dụng Dân quân tự vệ làm nhiệm vụ thì thẩm quyền điều động được quy định như sau:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam điều động Dân quân tự vệ trong phạm vi cả nước;
b) Tư lệnh quân khu điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn quân khu sau khi thống nhất với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi có Dân quân tự vệ được điều động;
c) Tư lệnh Quân chủng Hải quân điều động Dân quân tự vệ biển sau khi thống nhất với Tư lệnh quân khu, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có Dân quân tự vệ biển được điều động;
d) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn thành phố Hà Nội sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam;
đ) Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh, Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn cấp tỉnh sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và Tư lệnh quân khu;
e) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện điều động Dân quân tự vệ trong địa bàn cấp huyện sau khi được sự nhất trí của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thành phố Hồ Chí Minh;
h) Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức điều động tự vệ thuộc quyền trong phạm vi cơ quan, tổ chức sau khi được sự nhất trí của người đứng đầu cơ quan, tổ chức và Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
i) Người đứng đầu doanh nghiệp quân đội điều động tự vệ thuộc quyền trong phạm vi của doanh nghiệp.
2. Trong tình trạng chiến tranh, tình trạng khẩn cấp về quốc phòng, tình trạng khẩn cấp, thiết quân luật, giới nghiêm thì việc điều động, sử dụng Dân quân tự vệ thực hiện theo quy định của Luật Quốc phòng và quy định khác của pháp luật có liên quan.
3. Chủ tịch Ủy ban nhân dân, người đứng đầu cơ quan, tổ chức nơi có Dân quân tự vệ được điều động phải chấp hành nghiêm quyết định điều động của cấp có thẩm quyền; tiếp nhận, bố trí công việc cho tự vệ sau khi hoàn thành nhiệm vụ.
Luật Dân quân tự vệ 2019
- Số hiệu: 48/2019/QH14
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 22/11/2019
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Thị Kim Ngân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 997 đến số 998
- Ngày hiệu lực: 01/07/2020
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Vị trí, chức năng của Dân quân tự vệ
- Điều 4. Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Dân quân tự vệ
- Điều 5. Nhiệm vụ của Dân quân tự vệ
- Điều 6. Thành phần của Dân quân tự vệ
- Điều 7. Ngày truyền thống của Dân quân tự vệ
- Điều 8. Độ tuổi, thời hạn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
- Điều 9. Đăng ký công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ, quản lý Dân quân tự vệ
- Điều 10. Tiêu chuẩn, tuyển chọn và thẩm quyền quyết định công dân thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ
- Điều 11. Tạm hoãn, miễn thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trong thời bình
- Điều 12. Thôi thực hiện nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ trước thời hạn, đưa ra khỏi danh sách Dân quân tự vệ
- Điều 13. Hoàn thành nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ
- Điều 14. Các hành vi bị nghiêm cấm về Dân quân tự vệ
- Điều 15. Tổ chức Dân quân tự vệ
- Điều 16. Mở rộng lực lượng Dân quân tự vệ
- Điều 17. Điều kiện tổ chức tự vệ trong doanh nghiệp
- Điều 18. Hệ thống chỉ huy Dân quân tự vệ
- Điều 19. Chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
- Điều 20. Ban chỉ huy quân sự cấp xã, thôn đội trưởng
- Điều 21. Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức
- Điều 22. Thẩm quyền thành lập, giải thể đơn vị Dân quân tự vệ, Ban chỉ huy quân sự cấp xã, Ban chỉ huy quân sự cơ quan, tổ chức
- Điều 23. Bổ nhiệm, miễn nhiệm các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
- Điều 24. Trang phục, sao mũ, phù hiệu của Dân quân tự vệ
- Điều 25. Trang bị vũ khí, vật liệu nổ quân dụng, công cụ hỗ trợ, trang thiết bị, phương tiện kỹ thuật cho Dân quân tự vệ
- Điều 26. Đào tạo Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cấp xã
- Điều 27. Tập huấn, bồi dưỡng các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
- Điều 28. Huấn luyện quân sự, giáo dục chính trị, pháp luật, hội thi, hội thao, diễn tập cho Dân quân tự vệ
- Điều 29. Hoạt động sẵn sàng chiến đấu
- Điều 30. Hoạt động chiến đấu, phục vụ chiến đấu
- Điều 31. Hoạt động phối hợp của Dân quân tự vệ
- Điều 32. Thẩm quyền điều động Dân quân tự vệ
- Điều 33. Chế độ phụ cấp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đối với các chức vụ chỉ huy Dân quân tự vệ
- Điều 34. Chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ khi làm nhiệm vụ
- Điều 35. Chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ bị ốm đau, bị tai nạn, chết, bị thương, hy sinh
- Điều 36. Nguồn kinh phí
- Điều 37. Nhiệm vụ chi của Bộ Quốc phòng
- Điều 38. Nhiệm vụ chi của địa phương
- Điều 39. Nhiệm vụ chi của cơ quan, tổ chức