Mục 2 Chương 5 Luật Công chứng 2014
Mục 2. THỦ TỤC CÔNG CHỨNG MỘT SỐ HỢP ĐỒNG, GIAO DỊCH, CÔNG CHỨNG BẢN DỊCH, NHẬN LƯU GIỮ DI CHÚC
Thủ tục công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản, hợp đồng ủy quyền, di chúc, văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản, văn bản từ chối nhận di sản được thực hiện theo quy định của Mục này và các quy định của Mục 1 Chương này mà không trái với quy định của Mục này.
Điều 54. Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản
1. Việc công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản phải được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng có trụ sở tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi có bất động sản.
2. Trường hợp một bất động sản đã được thế chấp để bảo đảm thực hiện một nghĩa vụ và hợp đồng thế chấp đã được công chứng mà sau đó được tiếp tục thế chấp để bảo đảm cho một nghĩa vụ khác trong phạm vi pháp luật cho phép thì các hợp đồng thế chấp tiếp theo phải được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng đã công chứng hợp đồng thế chấp lần đầu. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng hợp đồng thế chấp tiếp theo đó.
Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
1. Khi công chứng các hợp đồng ủy quyền, công chứng viên có trách nhiệm kiểm tra kỹ hồ sơ, giải thích rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và hậu quả pháp lý của việc ủy quyền đó cho các bên tham gia.
2. Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.
1. Người lập di chúc phải tự mình yêu cầu công chứng di chúc, không ủy quyền cho người khác yêu cầu công chứng di chúc.
2. Trường hợp công chứng viên nghi ngờ người lập di chúc bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức và làm chủ được hành vi của mình hoặc có căn cứ cho rằng việc lập di chúc có dấu hiệu bị lừa dối, đe dọa hoặc cưỡng ép thì công chứng viên đề nghị người lập di chúc làm rõ, trường hợp không làm rõ được thì có quyền từ chối công chứng di chúc đó.
Trường hợp tính mạng người lập di chúc bị đe dọa thì người yêu cầu công chứng không phải xuất trình đầy đủ giấy tờ quy định tại
3. Di chúc đã được công chứng nhưng sau đó người lập di chúc muốn sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ một phần hoặc toàn bộ di chúc thì có thể yêu cầu bất kỳ công chứng viên nào công chứng việc sửa đổi, bổ sung, thay thế hoặc hủy bỏ đó. Trường hợp di chúc trước đó đang được lưu giữ tại một tổ chức hành nghề công chứng thì người lập di chúc phải thông báo cho tổ chức hành nghề công chứng đang lưu giữ di chúc biết việc sửa đổi, bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc đó.
Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản
2. Việc công chứng văn bản khai nhận di sản được thực hiện theo quy định tại
3. Chính phủ quy định chi tiết thủ tục niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản, văn bản khai nhận di sản.
Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
Người thừa kế có thể yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản. Khi yêu cầu công chứng văn bản từ chối nhận di sản, người yêu cầu công chứng phải xuất trình bản sao di chúc trong trường hợp thừa kế theo di chúc hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người yêu cầu công chứng theo pháp luật về thừa kế; giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết.
1. Người lập di chúc có thể yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ di chúc của mình. Khi nhận lưu giữ di chúc, công chứng viên phải niêm phong bản di chúc trước mặt người lập di chúc, ghi giấy nhận lưu giữ và giao cho người lập di chúc.
2. Đối với di chúc đã được tổ chức hành nghề công chứng nhận lưu giữ nhưng sau đó tổ chức này chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì trước khi chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể, tổ chức hành nghề công chứng phải thỏa thuận với người lập di chúc về việc chuyển cho tổ chức hành nghề công chứng khác lưu giữ di chúc. Trường hợp không có thỏa thuận hoặc không thỏa thuận được thì di chúc và phí lưu giữ di chúc phải được trả lại cho người lập di chúc.
3. Việc công bố di chúc lưu giữ tại tổ chức hành nghề công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về dân sự.
2. Công chứng viên tiếp nhận bản chính giấy tờ, văn bản cần dịch, kiểm tra và giao cho người phiên dịch là cộng tác viên của tổ chức mình thực hiện. Người phiên dịch phải ký vào từng trang của bản dịch trước khi công chứng viên ghi lời chứng và ký vào từng trang của bản dịch.
Từng trang của bản dịch phải được đóng dấu chữ “Bản dịch” vào chỗ trống phía trên bên phải; bản dịch phải được đính kèm với bản sao của bản chính và được đóng dấu giáp lai.
3. Lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch phải ghi rõ thời điểm, địa điểm công chứng, họ tên công chứng viên, tên tổ chức hành nghề công chứng; họ tên người phiên dịch; chứng nhận chữ ký trong bản dịch đúng là chữ ký của người phiên dịch; chứng nhận nội dung bản dịch là chính xác, không vi phạm pháp luật, không trái đạo đức xã hội; có chữ ký của công chứng viên và đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng.
4. Công chứng viên không được nhận và công chứng bản dịch trong các trường hợp sau đây:
a) Công chứng viên biết hoặc phải biết bản chính được cấp sai thẩm quyền hoặc không hợp lệ; bản chính giả;
b) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch đã bị tẩy xoá, sửa chữa, thêm, bớt hoặc bị hư hỏng, cũ nát không thể xác định rõ nội dung;
c) Giấy tờ, văn bản được yêu cầu dịch thuộc bí mật nhà nước; giấy tờ, văn bản bị cấm phổ biến theo quy định của pháp luật.
5. Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết mẫu lời chứng của công chứng viên đối với bản dịch.
Luật Công chứng 2014
- Số hiệu: 53/2014/QH13
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/06/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Sinh Hùng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 681 đến số 682
- Ngày hiệu lực: 01/01/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Chức năng xã hội của công chứng viên
- Điều 4. Nguyên tắc hành nghề công chứng
- Điều 5. Giá trị pháp lý của văn bản công chứng
- Điều 6. Tiếng nói và chữ viết dùng trong công chứng
- Điều 7. Các hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 8. Tiêu chuẩn công chứng viên
- Điều 9. Đào tạo nghề công chứng
- Điều 10. Miễn đào tạo nghề công chứng
- Điều 11. Tập sự hành nghề công chứng
- Điều 12. Bổ nhiệm công chứng viên
- Điều 13. Những trường hợp không được bổ nhiệm công chứng viên
- Điều 14. Tạm đình chỉ hành nghề công chứng
- Điều 15. Miễn nhiệm công chứng viên
- Điều 16. Bổ nhiệm lại công chứng viên
- Điều 17. Quyền và nghĩa vụ của công chứng viên
- Điều 18. Nguyên tắc thành lập tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 19. Phòng công chứng
- Điều 20. Thành lập Phòng công chứng
- Điều 21. Chuyển đổi, giải thể Phòng công chứng
- Điều 22. Văn phòng công chứng
- Điều 23. Thành lập và đăng ký hoạt động Văn phòng công chứng
- Điều 24. Thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
- Điều 25. Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
- Điều 26. Đăng báo nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng công chứng
- Điều 27. Thay đổi thành viên hợp danh của Văn phòng công chứng
- Điều 28. Hợp nhất, sáp nhập Văn phòng công chứng
- Điều 29. Chuyển nhượng Văn phòng công chứng
- Điều 30. Thu hồi quyết định cho phép thành lập
- Điều 31. Chấm dứt hoạt động Văn phòng công chứng
- Điều 32. Quyền của tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 33. Nghĩa vụ của tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 34. Hình thức hành nghề của công chứng viên
- Điều 35. Đăng ký hành nghề
- Điều 36. Thẻ công chứng viên
- Điều 37. Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của công chứng viên
- Điều 38. Bồi thường, bồi hoàn trong hoạt động công chứng
- Điều 39. Tổ chức xã hội - nghề nghiệp của công chứng viên
- Điều 40. Công chứng hợp đồng, giao dịch đã được soạn thảo sẵn
- Điều 41. Công chứng hợp đồng, giao dịch do công chứng viên soạn thảo theo đề nghị của người yêu cầu công chứng
- Điều 42. Phạm vi công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
- Điều 43. Thời hạn công chứng
- Điều 44. Địa điểm công chứng
- Điều 45. Chữ viết trong văn bản công chứng
- Điều 46. Lời chứng của công chứng viên
- Điều 47. Người yêu cầu công chứng, người làm chứng, người phiên dịch
- Điều 48. Ký, điểm chỉ trong văn bản công chứng
- Điều 49. Việc ghi trang, tờ trong văn bản công chứng
- Điều 50. Sửa lỗi kỹ thuật trong văn bản công chứng
- Điều 51. Công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch
- Điều 52. Người có quyền đề nghị Tòa án tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu
- Điều 53. Phạm vi áp dụng
- Điều 54. Công chứng hợp đồng thế chấp bất động sản
- Điều 55. Công chứng hợp đồng ủy quyền
- Điều 56. Công chứng di chúc
- Điều 57. Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
- Điều 58. Công chứng văn bản khai nhận di sản
- Điều 59. Công chứng văn bản từ chối nhận di sản
- Điều 60. Nhận lưu giữ di chúc
- Điều 61. Công chứng bản dịch
- Điều 62. Cơ sở dữ liệu công chứng
- Điều 63. Hồ sơ công chứng
- Điều 64. Chế độ lưu trữ hồ sơ công chứng
- Điều 65. Cấp bản sao văn bản công chứng
- Điều 69. Trách nhiệm của Chính phủ, Bộ Tư pháp và các bộ, ngành có liên quan trong công tác quản lý nhà nước về công chứng
- Điều 70. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và các Sở Tư pháp trong công tác quản lý nhà nước về công chứng
- Điều 71. Xử lý vi phạm đối với công chứng viên
- Điều 72. Xử lý vi phạm đối với tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 73. Xử lý vi phạm đối với người có hành vi xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công chứng viên, tổ chức hành nghề công chứng
- Điều 74. Xử lý vi phạm đối với cá nhân, tổ chức hành nghề công chứng bất hợp pháp
- Điều 75. Xử lý vi phạm đối với người yêu cầu công chứng
- Điều 76. Giải quyết tranh chấp