Điều 11 Luật Cảnh vệ 2017
1. Đối với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Tuần tra, canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở;
c) Kiểm tra an ninh, an toàn đồ dùng, vật phẩm, phương tiện đi lại để phát hiện chất nổ, chất cháy, chất độc sinh học, chất độc hóa học, chất phóng xạ và vật nguy hiểm khác; kiểm nghiệm thức ăn, nước uống trước khi sử dụng;
d) Khi đi công tác bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường; đi bằng tàu hỏa được bố trí toa riêng, đi bằng tàu bay được sử dụng chuyên khoang hoặc chuyên cơ; đi bằng tàu thủy được sử dụng tàu, thuyền riêng có phương tiện dẫn đường, hộ tống bảo vệ và được bố trí lực lượng đi trước nắm tình hình, khảo sát để xây dựng, triển khai phương án bảo vệ;
đ) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
2. Đối với nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, nguyên Chủ tịch nước, nguyên Chủ tịch Quốc hội, nguyên Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Canh gác thường xuyên tại nơi ở.
3. Đối với Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Canh gác thường xuyên tại nơi làm việc và nơi ở;
c) Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết;
d) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
4. Đối với Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Phó Chủ tịch nước, Phó Chủ tịch Quốc hội, Phó Thủ tướng Chính phủ, được áp dụng biện pháp, chế độ cảnh vệ sau đây:
a) Bảo vệ tiếp cận;
b) Khi đi công tác trong nước bằng ô tô được bố trí xe cảnh sát dẫn đường trong trường hợp cần thiết;
c) Biện pháp nghiệp vụ khác theo quy định của Luật An ninh quốc gia và Luật Công an nhân dân.
5. Khi tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội phức tạp được tăng cường lực lượng và phương tiện bảo vệ đối tượng cảnh vệ.
Luật Cảnh vệ 2017
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Vị trí, chức năng của lực lượng Cảnh vệ
- Điều 5. Nguyên tắc công tác cảnh vệ
- Điều 6. Chính sách đối với lực lượng Cảnh vệ và công tác cảnh vệ
- Điều 7. Chế độ, chính sách đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện công tác cảnh vệ
- Điều 8. Hợp tác quốc tế trong công tác cảnh vệ
- Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm trong công tác cảnh vệ
- Điều 10. Đối tượng cảnh vệ
- Điều 11. Biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với người giữ chức vụ, chức danh cấp cao của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
- Điều 12. Biện pháp, chế độ cảnh vệ đối với khách quốc tế đến thăm, làm việc tại Việt Nam
- Điều 13. Biện pháp cảnh vệ đối với khu vực trọng yếu
- Điều 14. Biện pháp cảnh vệ đối với sự kiện đặc biệt quan trọng
- Điều 15. Quyền và trách nhiệm của người là đối tượng cảnh vệ
- Điều 16. Lực lượng Cảnh vệ
- Điều 17. Điều kiện, tiêu chuẩn tuyển chọn người vào lực lượng Cảnh vệ
- Điều 18. Nhiệm vụ của lực lượng Cảnh vệ
- Điều 19. Nghĩa vụ, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ
- Điều 20. Quyền hạn của Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh vệ, Cục trưởng Cục Bảo vệ an ninh Quân đội, cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ trong khi thi hành nhiệm vụ cảnh vệ
- Điều 21. Quy định nổ súng khi thi hành nhiệm vụ
- Điều 22. Huy động người, phương tiện để thực hiện công tác cảnh vệ
- Điều 23. Chế độ, chính sách đối với cán bộ, chiến sĩ cảnh vệ
- Điều 24. Trách nhiệm của Chính phủ
- Điều 25. Trách nhiệm của Bộ Công an
- Điều 26. Trách nhiệm của Bộ Quốc phòng
- Điều 27. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ
- Điều 28. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 29. Trách nhiệm của Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 30. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân