Điều 3 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Rừng là một hệ sinh thái bao gồm quần thể thực vật rừng, động vật rừng, vi sinh vật rừng, đất rừng và các yếu tố môi trường khác, trong đó cây gỗ, tre nứa hoặc hệ thực vật đặc trưng là thành phần chính có độ che phủ của tán rừng từ 0,1 trở lên. Rừng gồm rừng trồng và rừng tự nhiên trên đất rừng sản xuất, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng.
2. Độ che phủ của tán rừng là mức độ che kín của tán cây rừng đối với đất rừng, được biểu thị bằng tỷ lệ phần mười giữa diện tích đất rừng bị tán cây rừng che bóng và diện tích đất rừng.
3. Phát triển rừng là việc trồng mới rừng, trồng lại rừng sau khai thác, khoanh nuôi xúc tiến tái sinh phục hồi rừng, cải tạo rừng nghèo và việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh khác để tăng diện tích rừng, nâng cao giá trị đa dạng sinh học, khả năng cung cấp lâm sản, khả năng phòng hộ và các giá trị khác của rừng.
4. Chủ rừng là tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng, giao đất để trồng rừng, cho thuê đất để trồng rừng, công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng; nhận chuyển nhượng rừng từ chủ rừng khác.
5. Quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là quyền của chủ rừng được chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đối với cây trồng, vật nuôi, tài sản gắn liền với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư trong thời hạn được giao, được thuê để trồng rừng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
6. Quyền sử dụng rừng là quyền của chủ rừng được khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ rừng; được cho thuê quyền sử dụng rừng thông qua hợp đồng theo quy định của pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng và pháp luật dân sự.
7. Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là việc chủ rừng đăng ký để được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
8. Công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền thừa nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng bằng hình thức ghi trong Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, trong hồ sơ địa chính nhằm xác lập quyền và nghĩa vụ của chủ rừng.
9. Giá trị quyền sử dụng rừng là giá trị bằng tiền của quyền sử dụng rừng đối với một diện tích rừng xác định trong thời hạn sử dụng rừng xác định.
10. Giá trị rừng sản xuất là rừng trồng là giá trị bằng tiền của quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng đối với một diện tích rừng trồng xác định.
11. Giá rừng là số tiền được tính trên một đơn vị diện tích rừng do Nhà nước quy định hoặc được hình thành trong quá trình giao dịch về quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng.
12. Tiền sử dụng rừng là số tiền mà chủ rừng phải trả đối với một diện tích rừng xác định trong trường hợp được Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng.
13. Cộng đồng dân cư thôn là toàn bộ các hộ gia đình, cá nhân sống trong cùng một thôn, làng, bản, ấp, buôn, phum, sóc hoặc đơn vị tương đương.
14. Loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm là loài thực vật, động vật có giá trị đặc biệt về kinh tế, khoa học và môi trường, số lượng còn ít trong tự nhiên hoặc có nguy cơ bị tuyệt chủng thuộc Danh mục các loài thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm do Chính phủ quy định chế độ quản lý, bảo vệ.
15. Vùng đệm là vùng rừng, vùng đất hoặc vùng đất có mặt nước nằm sát ranh giới với khu rừng đặc dụng, có tác dụng ngăn chặn hoặc giảm nhẹ sự xâm hại khu rừng đặc dụng.
16. Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng là khu vực được bảo toàn nguyên vẹn, được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để theo dõi diễn biến tự nhiên của rừng.
17. Phân khu phục hồi sinh thái của rừng đặc dụng là khu vực được quản lý, bảo vệ chặt chẽ để rừng phục hồi, tái sinh tự nhiên.
18. Phân khu dịch vụ - hành chính của rừng đặc dụng là khu vực để xây dựng các công trình làm việc và sinh hoạt của Ban quản lý rừng đặc dụng, các cơ sở nghiên cứu - thí nghiệm, dịch vụ du lịch, vui chơi, giải trí.
19. Lâm sản là sản phẩm khai thác từ rừng gồm thực vật rừng, động vật rừng và các sinh vật rừng khác. Lâm sản gồm gỗ và lâm sản ngoài gỗ.
20. Thống kê rừng là việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính về diện tích và chất lượng các loại rừng tại thời điểm thống kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần thống kê.
21. Kiểm kê rừng là việc tổng hợp, đánh giá trên hồ sơ địa chính và trên thực địa về diện tích, trữ lượng và chất lượng các loại rừng tại thời điểm kiểm kê và tình hình biến động về rừng giữa hai lần kiểm kê.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- Số hiệu: 29/2004/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 03/12/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 01/04/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại rừng
- Điều 5. Chủ rừng
- Điều 6. Quyền của Nhà nước đối với rừng
- Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 9. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 10. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 11. Nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 14. Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 15. Nội dung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 16. Kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 17. Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 18. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quyết định xác lập các khu rừng
- Điều 19. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, xác lập các khu rừng
- Điều 20. Công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 21. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 22. Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 23. Căn cứ để giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 24. Giao rừng
- Điều 25. Cho thuê rừng
- Điều 26. Thu hồi rừng
- Điều 27. Chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 28. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 29. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
- Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng
- Điều 31. Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 32. Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
- Điều 33. Giá rừng
- Điều 34. Đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 35. Giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trong tài sản của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng và trong tài sản của doanh nghiệp nhà nước
- Điều 36. Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân
- Điều 37. Trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng
- Điều 38. Trách nhiệm bảo vệ rừng của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 39. Trách nhiệm bảo vệ rừng của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 40. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Điều 41. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
- Điều 42. Phòng cháy, chữa cháy rừng
- Điều 43. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
- Điều 44. Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng
- Điều 45. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ
- Điều 46. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ
- Điều 47. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
- Điều 48. Quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng phòng hộ
- Điều 49. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng
- Điều 50. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng
- Điều 51. Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
- Điều 52. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng
- Điều 53. Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng
- Điều 54. Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của khu rừng đặc dụng
- Điều 55. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng sản xuất
- Điều 56. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên
- Điều 57. Rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 58. Rừng giống
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng đặc dụng
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng phòng hộ
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng giống không thu tiền sử dụng rừng
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng sản xuất có thu tiền sử dụng rừng, nhận chuyển nhượng rừng sản xuất
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ
- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất
- Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan
- Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng
- Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất
- Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng
- Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là đơn vị vũ trang nhân dân
- Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp
- Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất theo dự án đầu tư
- Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất theo dự án đầu tư