Chương 6 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
Điều 79. Chức năng của kiểm lâm
Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà nước có chức năng bảo vệ rừng, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp thực hiện quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
Điều 80. Nhiệm vụ của kiểm lâm
1. Xây dựng chương trình, kế hoạch bảo vệ rừng, phương án phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng.
2. Hướng dẫn chủ rừng lập và thực hiện phương án bảo vệ rừng; bồi dưỡng nghiệp vụ bảo vệ rừng cho chủ rừng.
3. Kiểm tra, kiểm soát việc bảo vệ rừng, khai thác rừng, sử dụng rừng, lưu thông, vận chuyển, kinh doanh lâm sản; đấu tranh phòng, chống các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng.
4. Tuyên truyền, vận động nhân dân bảo vệ và phát triển rừng; phối hợp với Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn xây dựng và bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng quần chúng bảo vệ rừng.
5. Tổ chức dự báo nguy cơ cháy rừng và tổ chức lực lượng chuyên ngành phòng cháy, chữa cháy rừng.
6. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ rừng khi rừng bị người khác xâm hại.
7. Tổ chức việc bảo vệ các khu rừng đặc dụng, rừng phòng hộ trọng điểm.
8. Thực hiện việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo vệ rừng và kiểm soát kinh doanh, buôn bán thực vật rừng, động vật rừng.
Điều 81. Quyền hạn và trách nhiệm của kiểm lâm
1. Trong khi thi hành nhiệm vụ, kiểm lâm có các quyền sau đây:
a) Yêu cầu tổ chức, hộ gia đình, cá nhân có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc kiểm tra và điều tra; tiến hành kiểm tra hiện trường, thu thập chứng cứ theo quy định của pháp luật;
b) Xử phạt vi phạm hành chính và áp dụng các biện pháp ngăn chặn hành vi vi phạm hành chính, khởi tố, điều tra hình sự đối với những hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật về hình sự và pháp luật về tố tụng hình sự;
c) Được sử dụng vũ khí và công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật.
2. Kiểm lâm không thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, quyền hạn được giao, để xảy ra phá rừng, cháy rừng thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.
Điều 82. Tổ chức, trang bị, chế độ chính sách đối với kiểm lâm
1. Lực lượng kiểm lâm được tổ chức theo hệ thống thống nhất, bao gồm:
a) Kiểm lâm trung ương;
b) Kiểm lâm tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
c) Kiểm lâm huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
2. Chính phủ quy định cụ thể về:
b) Tiêu chuẩn, chức danh của công chức kiểm lâm;
d) Lương, phụ cấp ưu đãi nghề, chế độ thương binh, liệt sĩ và các chế độ đãi ngộ khác cho kiểm lâm.
Điều 83. Chỉ đạo, điều hành lực lượng kiểm lâm
1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có những nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
a) Chỉ đạo thống nhất về chuyên môn, nghiệp vụ của kiểm lâm;
b) Kiểm tra, chỉ đạo việc thanh tra hoạt động của kiểm lâm;
c) Chỉ đạo và tổ chức thực hiện việc trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ, phương tiện chuyên dùng, đồng phục, phù hiệu, cấp hiệu, cờ hiệu cho kiểm lâm các cấp theo quy định của pháp luật;
d) Chủ trì phối hợp với các bộ, cơ quan ngang bộ trình Chính phủ quy định về các chế độ, chính sách đối với kiểm lâm, định mức biên chế kiểm lâm;
e) Tổ chức việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức kiểm lâm.
a) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của kiểm lâm trên địa bàn;
b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của kiểm lâm với các cơ quan có liên quan trên địa bàn;
c) Quản lý công chức kiểm lâm địa phương; bảo đảm kinh phí hoạt động cho kiểm lâm theo quy định của pháp luật.
a) Chỉ đạo, kiểm tra hoạt động của kiểm lâm trên địa bàn;
b) Chỉ đạo việc phối hợp hoạt động của kiểm lâm với các cơ quan có liên quan trên địa bàn.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- Số hiệu: 29/2004/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 03/12/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 01/04/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại rừng
- Điều 5. Chủ rừng
- Điều 6. Quyền của Nhà nước đối với rừng
- Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 9. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 10. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 11. Nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 14. Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 15. Nội dung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 16. Kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 17. Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 18. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quyết định xác lập các khu rừng
- Điều 19. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, xác lập các khu rừng
- Điều 20. Công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 21. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 22. Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 23. Căn cứ để giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 24. Giao rừng
- Điều 25. Cho thuê rừng
- Điều 26. Thu hồi rừng
- Điều 27. Chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 28. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 29. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
- Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng
- Điều 31. Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 32. Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
- Điều 33. Giá rừng
- Điều 34. Đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 35. Giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trong tài sản của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng và trong tài sản của doanh nghiệp nhà nước
- Điều 36. Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân
- Điều 37. Trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng
- Điều 38. Trách nhiệm bảo vệ rừng của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 39. Trách nhiệm bảo vệ rừng của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 40. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Điều 41. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
- Điều 42. Phòng cháy, chữa cháy rừng
- Điều 43. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
- Điều 44. Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng
- Điều 45. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ
- Điều 46. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ
- Điều 47. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
- Điều 48. Quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng phòng hộ
- Điều 49. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng
- Điều 50. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng
- Điều 51. Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
- Điều 52. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng
- Điều 53. Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng
- Điều 54. Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của khu rừng đặc dụng
- Điều 55. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng sản xuất
- Điều 56. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên
- Điều 57. Rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 58. Rừng giống
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng đặc dụng
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng phòng hộ
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng giống không thu tiền sử dụng rừng
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng sản xuất có thu tiền sử dụng rừng, nhận chuyển nhượng rừng sản xuất
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ
- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất
- Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan
- Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng
- Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất
- Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng
- Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là đơn vị vũ trang nhân dân
- Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp
- Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất theo dự án đầu tư
- Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất theo dự án đầu tư