Mục 5 Chương 2 Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
1. Việc xác định giá rừng, công khai giá rừng được quy định như sau:
a) Chính phủ quy định nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng;
b) Căn cứ vào nguyên tắc và phương pháp xác định giá các loại rừng do Chính phủ quy định, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương xây dựng giá rừng cụ thể tại địa phương, trình Hội đồng nhân dân cùng cấp thông qua trước khi quyết định và công bố công khai.
2. Giá rừng được hình thành trong các trường hợp sau đây:
a) Giá rừng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định;
b) Giá rừng do đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
c) Giá rừng do chủ rừng thoả thuận với những người có liên quan khi thực hiện quyền chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thế chấp, góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.
a) Tính tiền sử dụng rừng và tiền thuê rừng khi Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng không thông qua đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng;
b) Tính các loại thuế, phí, lệ phí theo quy định của pháp luật;
c) Tính giá trị quyền sử dụng rừng khi Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng;
d) Bồi thường khi Nhà nước thu hồi rừng;
đ) Tính tiền bồi thường đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ và phát triển rừng gây thiệt hại cho Nhà nước.
Điều 34. Đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
1. Việc đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng được thực hiện trong các trường hợp sau đây:
a) Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, cho thuê rừng để bảo vệ và phát triển rừng;
b) Xử lý tài sản là rừng khi thi hành án;
c) Xử lý hợp đồng thế chấp, bảo lãnh bằng giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng để thu hồi nợ;
d) Các trường hợp khác do Chính phủ quy định.
2. Giá trúng đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng không được thấp hơn giá rừng do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương quy định.
3. Việc đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng quy định tại khoản 1 Điều này phải tuân theo quy định của pháp luật về đấu giá.
1. Tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng thì giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng được tính vào giá trị tài sản giao cho tổ chức đó.
2. Doanh nghiệp nhà nước được Nhà nước giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, nhận chuyển nhượng quyền sử dụng rừng mà tiền sử dụng rừng, tiền chuyển nhượng rừng đã trả có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước thì số tiền đó được ghi vào giá trị vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp.
3. Khi cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đối với các trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này mà doanh nghiệp cổ phần hóa lựa chọn hình thức giao rừng có thu tiền sử dụng rừng thì phải xác định lại giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng.
4. Chính phủ quy định cụ thể việc tính giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng đối với các trường hợp quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng 2004
- Số hiệu: 29/2004/QH11
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 03/12/2004
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 2
- Ngày hiệu lực: 01/04/2005
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Phân loại rừng
- Điều 5. Chủ rừng
- Điều 6. Quyền của Nhà nước đối với rừng
- Điều 7. Nội dung quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 9. Nguyên tắc bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 10. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 11. Nguồn tài chính để bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 12. Những hành vi bị nghiêm cấm
- Điều 13. Nguyên tắc lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 14. Căn cứ lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 15. Nội dung quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 16. Kỳ quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 17. Trách nhiệm lập quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 18. Thẩm quyền phê duyệt, quyết định quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, quyết định xác lập các khu rừng
- Điều 19. Điều chỉnh quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng, xác lập các khu rừng
- Điều 20. Công bố quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 21. Thực hiện quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng
- Điều 22. Nguyên tắc giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 23. Căn cứ để giao rừng, cho thuê rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 24. Giao rừng
- Điều 25. Cho thuê rừng
- Điều 26. Thu hồi rừng
- Điều 27. Chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 28. Thẩm quyền giao rừng, cho thuê rừng, thu hồi rừng, chuyển mục đích sử dụng rừng
- Điều 29. Giao rừng cho cộng đồng dân cư thôn
- Điều 30. Quyền, nghĩa vụ của cộng đồng dân cư thôn được giao rừng
- Điều 31. Đăng ký quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 32. Thống kê rừng, kiểm kê rừng, theo dõi diễn biến tài nguyên rừng
- Điều 33. Giá rừng
- Điều 34. Đấu giá quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 35. Giá trị quyền sử dụng rừng, giá trị rừng sản xuất là rừng trồng trong tài sản của tổ chức được Nhà nước giao rừng không thu tiền sử dụng rừng và trong tài sản của doanh nghiệp nhà nước
- Điều 36. Trách nhiệm bảo vệ rừng của toàn dân
- Điều 37. Trách nhiệm bảo vệ rừng của chủ rừng
- Điều 38. Trách nhiệm bảo vệ rừng của Uỷ ban nhân dân các cấp
- Điều 39. Trách nhiệm bảo vệ rừng của các bộ, cơ quan ngang bộ
- Điều 40. Bảo vệ hệ sinh thái rừng
- Điều 41. Bảo vệ thực vật rừng, động vật rừng
- Điều 42. Phòng cháy, chữa cháy rừng
- Điều 43. Phòng, trừ sinh vật gây hại rừng
- Điều 44. Kinh doanh, vận chuyển, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, quá cảnh thực vật rừng, động vật rừng
- Điều 45. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng phòng hộ
- Điều 46. Tổ chức quản lý rừng phòng hộ
- Điều 47. Khai thác lâm sản trong rừng phòng hộ
- Điều 48. Quản lý, sử dụng rừng sản xuất và đất đai xen kẽ trong khu rừng phòng hộ
- Điều 49. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng đặc dụng
- Điều 50. Tổ chức quản lý rừng đặc dụng
- Điều 51. Khai thác lâm sản trong khu bảo vệ cảnh quan và phân khu dịch vụ - hành chính của vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên
- Điều 52. Hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy, thực tập trong khu rừng đặc dụng
- Điều 53. Hoạt động kết hợp kinh doanh cảnh quan, nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái - môi trường trong rừng đặc dụng
- Điều 54. Ổn định đời sống dân cư sống trong các khu rừng đặc dụng và vùng đệm của khu rừng đặc dụng
- Điều 55. Nguyên tắc phát triển, sử dụng rừng sản xuất
- Điều 56. Rừng sản xuất là rừng tự nhiên
- Điều 57. Rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 58. Rừng giống
- Điều 61. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng đặc dụng
- Điều 62. Quyền và nghĩa vụ của Ban quản lý rừng phòng hộ
- Điều 63. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng sản xuất là rừng giống không thu tiền sử dụng rừng
- Điều 64. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng sản xuất có thu tiền sử dụng rừng, nhận chuyển nhượng rừng sản xuất
- Điều 65. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao rừng phòng hộ
- Điều 66. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất
- Điều 67. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước cho thuê rừng phòng hộ, rừng đặc dụng là khu bảo vệ cảnh quan
- Điều 68. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức kinh tế được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng
- Điều 69. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng phòng hộ
- Điều 70. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao rừng sản xuất
- Điều 71. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất
- Điều 72. Quyền và nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước giao đất, cho thuê đất để trồng rừng
- Điều 73. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là đơn vị vũ trang nhân dân
- Điều 74. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, đào tạo, dạy nghề về lâm nghiệp
- Điều 75. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao rừng, cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 76. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê rừng sản xuất là rừng trồng
- Điều 77. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất để trồng rừng sản xuất theo dự án đầu tư
- Điều 78. Quyền và nghĩa vụ của chủ rừng là người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nước ngoài được Nhà nước cho thuê đất để trồng rừng sản xuất theo dự án đầu tư