Mục 2 Chương 5 Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
Điều 56. Yêu cầu và tiếp nhận thương lượng
1. Người tiêu dùng có quyền yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh thương lượng.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh phải tiếp nhận yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng theo quy định tại Điều 57 của Luật này.
3. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh không trả lời yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng theo quy định tại Điều 57 của Luật này hoặc từ chối thương lượng mà không có lý do chính đáng, người tiêu dùng có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hỗ trợ thương lượng khi quyền, lợi ích hợp pháp của mình bị xâm phạm.
Điều 57. Trình tự, thủ tục thương lượng
1. Người tiêu dùng gửi yêu cầu thương lượng và thông tin, tài liệu liên quan (nếu có) đến tổ chức, cá nhân kinh doanh tại trụ sở chính, chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, trang thông tin điện tử hoặc thông qua phương thức liên lạc khác do tổ chức, cá nhân kinh doanh đã công khai hoặc đang áp dụng.
2. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiếp nhận, tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
3. Trong trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 56 của Luật này, người tiêu dùng gửi yêu cầu hỗ trợ thương lượng và thông tin, tài liệu liên quan bằng hình thức trực tiếp hoặc qua đường bưu điện hoặc trực tuyến đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
4. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu của người tiêu dùng, cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng có trách nhiệm chuyển yêu cầu của người tiêu dùng đến tổ chức, cá nhân kinh doanh được yêu cầu thương lượng.
5. Tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm tiến hành thương lượng với người tiêu dùng trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu và thông báo bằng văn bản kết quả thương lượng đến cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc thương lượng.
6. Trường hợp từ chối yêu cầu thương lượng của người tiêu dùng, trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu thương lượng, tổ chức, cá nhân kinh doanh phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Điều 58. Trường hợp không tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng
1. Người tiêu dùng là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi mà không có người đại diện hợp pháp.
2. Người yêu cầu hỗ trợ thương lượng không phải là người tiêu dùng hoặc người đại diện hợp pháp của người tiêu dùng.
3. Người tiêu dùng không cung cấp đầy đủ thông tin, tài liệu để xác định chính xác tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc bằng chứng liên quan đến giao dịch.
4. Nội dung yêu cầu hỗ trợ thương lượng không thuộc thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hoặc mục đích, phạm vi, lĩnh vực hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
5. Yêu cầu hỗ trợ thương lượng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền, tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giải quyết.
Điều 59. Quyền và trách nhiệm của các bên trong quá trình thương lượng
1. Trong quá trình thương lượng, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh có quyền sau đây:
a) Đồng ý hoặc từ chối tham gia thương lượng theo quy định của Luật này;
b) Lựa chọn thời gian, hình thức thương lượng;
c) Yêu cầu tạm dừng hoặc chấm dứt thương lượng;
d) Yêu cầu giữ bí mật về việc thương lượng;
đ) Được tự do bày tỏ ý chí về nội dung thương lượng;
e) Quyền khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Trong quá trình thương lượng, người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh có trách nhiệm sau đây:
a) Tiến hành thương lượng theo quy định của pháp luật và phù hợp với đạo đức xã hội, quyền, trách nhiệm công dân, văn hóa kinh doanh;
b) Trình bày đúng sự thật các tình tiết của tranh chấp, cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ tranh chấp;
c) Thực hiện kết quả thương lượng thành trên nguyên tắc trung thực, thiện chí;
d) Trách nhiệm khác theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
1. Kết quả thương lượng của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng được lập thành văn bản, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
2. Trường hợp kết quả thương lượng được lập thành văn bản, văn bản về kết quả thương lượng bao gồm các nội dung sau đây:
a) Các bên tham gia thương lượng;
b) Thời gian, địa điểm tiến hành thương lượng;
c) Nội dung thương lượng;
d) Kết quả thương lượng;
đ) Nội dung khác theo thỏa thuận của các bên phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Trường hợp kết quả thương lượng được lập thành văn bản thì văn bản phải có chữ ký hoặc điểm chỉ của các bên thương lượng.
Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng 2023
- Số hiệu: 19/2023/QH15
- Loại văn bản: Luật
- Ngày ban hành: 20/06/2023
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Vương Đình Huệ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 865 đến số 866
- Ngày hiệu lực: 01/07/2024
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Quyền của người tiêu dùng
- Điều 5. Nghĩa vụ của người tiêu dùng
- Điều 6. Nguyên tắc bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 7. Chính sách của Nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 8. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng dễ bị tổn thương
- Điều 9. Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch với cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, không phải đăng ký kinh doanh
- Điều 10. Các hành vi bị nghiêm cấm trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 11. Yêu cầu cơ quan nhà nước xử lý vi phạm pháp luật có liên quan đến quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 12. Hợp tác quốc tế trong bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 13. Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam
- Điều 14. Bảo đảm an toàn, đo lường, số lượng, khối lượng, chất lượng, công dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ bán, cung cấp cho người tiêu dùng
- Điều 15. Bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
- Điều 16. Xây dựng quy tắc bảo vệ thông tin của người tiêu dùng
- Điều 17. Thông báo khi thu thập, sử dụng thông tin của người tiêu dùng
- Điều 18. Sử dụng thông tin của người tiêu dùng
- Điều 19. Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của người tiêu dùng
- Điều 20. Kiểm tra, chỉnh sửa, cập nhật, hủy bỏ, chuyển giao, ngừng chuyển giao thông tin của người tiêu dùng
- Điều 21. Cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung cho người tiêu dùng
- Điều 22. Trách nhiệm của bên thứ ba trong việc cung cấp thông tin về sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho người tiêu dùng
- Điều 23. Hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 24. Giải thích hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 25. Điều khoản không được phép quy định trong hợp đồng giao kết với người tiêu dùng, hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 26. Thực hiện hợp đồng theo mẫu
- Điều 27. Thực hiện điều kiện giao dịch chung
- Điều 28. Kiểm soát hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung
- Điều 29. Cung cấp bằng chứng giao dịch
- Điều 30. Bảo hành sản phẩm, hàng hóa, linh kiện, phụ kiện
- Điều 31. Trách nhiệm tiếp nhận và giải quyết phản ánh, yêu cầu, khiếu nại của người tiêu dùng
- Điều 32. Trách nhiệm đối với sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
- Điều 33. Thu hồi sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật
- Điều 34. Bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra
- Điều 35. Miễn trách nhiệm bồi thường thiệt hại do sản phẩm, hàng hóa có khuyết tật gây ra
- Điều 36. Trách nhiệm trong việc cung cấp dịch vụ không đúng nội dung đã đăng ký, thông báo, công bố, niêm yết, quảng cáo, giới thiệu, giao kết, cam kết
- Điều 37. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong giao dịch từ xa
- Điều 38. Giao kết hợp đồng trong giao dịch từ xa
- Điều 39. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh với người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng
- Điều 40. Trách nhiệm công khai, gỡ bỏ thông tin cảnh báo người tiêu dùng trong giao dịch trên không gian mạng
- Điều 41. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh cung cấp dịch vụ liên tục
- Điều 42. Hợp đồng cung cấp dịch vụ liên tục
- Điều 43. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng tận cửa
- Điều 44. Hợp đồng bán hàng tận cửa
- Điều 45. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân bán hàng đa cấp
- Điều 46. Hợp đồng tham gia bán hàng đa cấp
- Điều 47. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân kinh doanh trong hoạt động bán hàng không tại địa điểm giao dịch thường xuyên
- Điều 48. Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và tổ chức chính trị - xã hội
- Điều 49. Tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 50. Hoạt động của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 51. Quyền của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 52. Trách nhiệm của tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 53. Tổ chức xã hội có tôn chỉ, mục đích tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 54. Phương thức giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
- Điều 55. Trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu trong quá trình giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng và tổ chức, cá nhân kinh doanh
- Điều 56. Yêu cầu và tiếp nhận thương lượng
- Điều 57. Trình tự, thủ tục thương lượng
- Điều 58. Trường hợp không tiếp nhận và giải quyết yêu cầu hỗ trợ thương lượng
- Điều 59. Quyền và trách nhiệm của các bên trong quá trình thương lượng
- Điều 60. Kết quả thương lượng
- Điều 61. Trình tự, thủ tục hòa giải
- Điều 62. Nguyên tắc thực hiện hòa giải
- Điều 63. Tổ chức hòa giải
- Điều 64. Hòa giải viên
- Điều 65. Kết quả hòa giải
- Điều 66. Thực hiện và công nhận kết quả hòa giải thành
- Điều 67. Hiệu lực của điều khoản trọng tài
- Điều 68. Trình tự, thủ tục giải quyết tranh chấp tại trọng tài
- Điều 69. Nghĩa vụ chứng minh
- Điều 70. Vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 71. Án phí đối với vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Điều 72. Công khai thông tin về vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện
- Điều 73. Tiền bồi thường thiệt hại trong vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng vì lợi ích công cộng do tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khởi kiện