Hệ thống pháp luật

Điều 10 Thông tư 91/2020/TT-BTC quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

Điều 10. Giá trị rủi ro thanh toán

1. Kết thúc ngày giao dịch, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải xác định giá trị rủi ro thanh toán đối với các hợp đồng, giao dịch sau:

a) Tiền gửi có kỳ hạn tại các tổ chức tín dụng, chứng chỉ tiền gửi do các tổ chức tín dụng phát hành;

b) Hợp đồng vay, mượn chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;

c) Hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;

d) Hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán phù hợp với quy định của pháp luật;

đ) Hợp đồng cho vay mua ký quỹ chứng khoán niêm yết phù hợp với quy định của pháp luật;

e) Hợp đồng bảo lãnh phát hành ký với các tổ chức khác trong tổ hợp bảo lãnh phát hành theo hình thức cam kết chắc chắn mà tổ chức kinh doanh chứng khoán là tổ chức bảo lãnh phát hành chính;

g) Các khoản phải thu khách hàng trong hoạt động kinh doanh chứng khoán;

h) Các khoản phải thu trái phiếu đã đáo hạn, các giấy tờ có giá, công cụ nợ đã đáo hạn mà chưa được thanh toán;

i) Tài sản quá thời hạn chuyển giao, kể cả chứng khoán trong hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán, chứng khoán của khách hàng trong hoạt động môi giới chứng khoán.

k) Các hợp đồng, giao dịch, các khoản sử dụng vốn ngoài các giao dịch, hợp đồng được ghi nhận ở các điểm a, b, c, d, đ, e, g Điều này; Các khoản phải thu từ mua bán nợ với đối tác giao dịch không phải Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC), Công ty trách nhiệm hữu hạn mua bán nợ Việt Nam (DATC).

2. Đối với các hợp đồng theo quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g khoản 1 Điều này, giá trị rủi ro thanh toán trước thời hạn nhận chuyển giao chứng khoán, tiền và thanh lý hợp đồng, được xác định như sau:

Giá trị rủi ro thanh toán = Giá trị tài sn tiềm ẩn rủi ro thanh toán x Hệ số rủi ro thanh toán theo đi tác

a) Hệ số rủi ro thanh toán theo đối tác xác định tùy thuộc vào mức độ tín nhiệm của đối tác giao dịch theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này. Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán phải được điều chỉnh tăng thêm các khoản cổ tức, trái tức, giá trị quyền ưu đãi nếu phát sinh (đối với chứng khoán), hoặc lãi tiền gửi, lãi cho vay và các khoản phụ phí khác (đối với các khoản tín dụng).

3. Đối với các hợp đồng quy định tại điểm e khoản 1 Điều này, giá trị rủi ro thanh toán được xác định bằng 30% giá trị còn lại của các hợp đồng bảo lãnh phát hành chưa được thanh toán.

4. Đối với các khoản phải thu quá hạn, chứng khoán chưa nhận chuyển giao đúng hạn theo quy định tại điểm h, i khoản 1 Điều này, kể cả chứng khoán, tiền chưa nhận được từ các giao dịch, hợp đồng đáo hạn quy định tại điểm a, b, c, d, đ, g khoản 1 Điều này, giá trị rủi ro thanh toán được xác định theo nguyên tắc sau:

Giá trị rủi ro thanh toán

= Giá trị tài sản tim ẩn rủi ro thanh toán x Hệ s rủi ro thanh toán theo thời gian

a) Hệ số rủi ro thanh toán theo thời gian được xác định căn cứ vào khoảng thời gian quá hạn thanh toán theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán được xác định như sau:

- Đối với các giao dịch mua, bán chứng khoán, cho khách hàng hoặc cho bản thân tổ chức kinh doanh chứng khoán: là giá trị thị trường của hợp đồng tính theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục II, Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

- Đối với các giao dịch cho vay mua chứng khoán ký quỹ, giao dịch bán có cam kết mua lại, giao dịch mua có cam kết bán lại, vay, cho vay chứng khoán: giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;

- Đối với các khoản phải thu, trái phiếu đã đáo hạn, các công cụ nợ đã đáo hạn: là giá trị khoản phải thu tính theo mệnh giá, cộng thêm các khoản lãi chưa được thanh toán, chi phí có liên quan và trừ đi khoản thanh toán đã thực nhận trước đó (nếu có).

5. Trừ giao dịch, hợp đồng quy định tại điểm k khoản 1, điểm b khoản 10 Điều này, tổ chức kinh doanh chứng khoán được điều chỉnh giảm trừ phần giá trị tài sản đảm bảo của đối tác, khách hàng khi xác định giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp các hợp đồng, giao dịch này đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Đối tác, khách hàng có tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ của mình và tài sản bảo đảm là tiền, các khoản tương đương tiền, giấy tờ có giá, công cụ chuyển nhượng trên thị trường tiền tệ, chứng khoán niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán Việt Nam và công ty con (sau đây gọi tắt là Sở giao dịch Chứng khoán), trái phiếu Chính phủ, trái phiếu được Bộ Tài chính bảo lãnh phát hành;

b) Tổ chức kinh doanh chứng khoán có quyền định đoạt, quản lý, sử dụng, chuyển nhượng tài sản bảo đảm trong trường hợp đối tác không thực hiện nghĩa vụ thanh toán đầy đủ và đúng thời hạn đã thỏa thuận tại các hợp đồng.

6. Giá trị tài sản bảo đảm tính giảm trừ theo quy định tại khoản 5 Điều này được xác định như sau:

Giá trị tài sản đảm bo

= Khối lượng tài sn đảm bo x giá tài sản đảm bo x (1 - hệ số rủi ro thị trường)

a) Giá tài sản được xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này;

b) Hệ số rủi ro thị trường được xác định theo nguyên tắc quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.

7. Khi xác định giá trị rủi ro thanh toán, tổ chức kinh doanh chứng khoán được bù trừ ròng song phương giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán trong trường hợp đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

a) Rủi ro thanh toán liên quan tới cùng một đối tác;

b) Rủi ro thanh toán phát sinh đối với cùng một loại hình giao dịch theo quy định tại khoản 1 Điều này;

c) Việc bù trừ ròng song phương đã được các bên thống nhất trước bằng văn bản.

8. Giá trị rủi ro thanh toán phải được điều chỉnh tăng thêm trong các trường hợp sau:

a) Tăng thêm 10% trong trường hợp giá trị hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, khoản cho vay, khoản phải thu trong hạn, hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán, hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán, tổng giá trị các khoản vay đối với một tổ chức, cá nhân và nhóm tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), chiếm từ trên 10% đến 15% vốn chủ sở hữu;

b) Tăng thêm 20% trong trường hợp giá trị hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, khoản cho vay, khoản phải thu trong hạn, hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán, hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán, tổng giá trị các khoản vay đối với một tổ chức, cá nhân và nhóm tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), chiếm từ trên 15% đến 25% vốn chủ sở hữu;

c) Tăng thêm 30% trong trường hợp giá trị hợp đồng tiền gửi, chứng chỉ tiền gửi, khoản cho vay, khoản phải thu trong hạn, hợp đồng mua có cam kết bán lại chứng khoán, hợp đồng bán có cam kết mua lại chứng khoán, tổng giá trị các khoản vay đối với một tổ chức, cá nhân và nhóm tổ chức, cá nhân liên quan (nếu có), hoặc một cá nhân và các bên liên quan tới cá nhân đó (nếu có), chiếm từ trên 25% vốn chủ sở hữu trở lên.

9. Trường hợp đối tác đã hoàn toàn mất khả năng thanh toán, toàn bộ khoản thiệt hại tính theo giá trị hợp đồng phải được giảm trừ đi từ vốn khả dụng.

10. Giá trị rủi ro thanh toán đối với các trường hợp khác được xác định như sau:

a) Đối với các hợp đồng, giao dịch được quy định tại điểm k khoản 1 Điều này được xác định theo công thức sau:

Giá trị rủi ro thanh toán

= Giá trị toàn bộ tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán × 100%

b) Đối với các khoản tạm ứng có thời gian hoàn ứng còn lại dưới 90 ngày được xác định theo công thức sau:

Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán

H số rủi ro

Giá trị rủi ro thanh toán

Giá trị toàn bộ các khoản tạm ứng

chiếm từ 0% đến 5% vốn chủ sở hữu tại thời điểm tính toán

8%

Giá trị rủi ro thanh toán = Giá trị tài sản tiềm ẩn rủi ro thanh toán x Hệ số rủi ro thanh toán.

chiếm từ trên 5% vốn chủ sở hữu tại thời điểm tính toán

100%

Thông tư 91/2020/TT-BTC quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành

  • Số hiệu: 91/2020/TT-BTC
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 13/11/2020
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Huỳnh Quang Hải
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 57 đến số 58
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH