Chương 3 Thông tư 91/2020/TT-BTC quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
BIỆN PHÁP XỬ LÝ ĐỐI VỚI CÁC TRƯỜNG HỢP KHÔNG ĐÁP ỨNG CHỈ TIÊU AN TOÀN TÀI CHÍNH
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng cảnh báo trong các trường hợp sau:
a) Tỷ lệ vốn khả dụng từ 150% đến dưới 180% trong tất cả các kỳ báo cáo trong ba (03) tháng liên tục; hoặc
b) Tỷ lệ vốn khả dụng đã được soát xét hoặc được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận từ 150% đến dưới 180%; hoặc
c) Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính mà tổ chức kiểm toán được chấp thuận đưa ra ý kiến không chấp thuận (hoặc ý kiến trái ngược), từ chối đưa ra ý kiến (hoặc không thể đưa ra ý kiến), ý kiến ngoại trừ một số chỉ tiêu của báo cáo này mà nếu trừ các ảnh hưởng ngoại trừ ra khỏi vốn khả dụng sẽ dẫn tới tỷ lệ vốn khả dụng từ 150% đến dưới 180%.
2. Thời hạn cảnh báo kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng cảnh báo cho đến ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyết định đưa tổ chức kinh doanh chứng khoán ra khỏi tình trạng cảnh báo.
3. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét đưa tổ chức kinh doanh chứng khoán ra khỏi tình trạng cảnh báo khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 180% trở lên trong ba (03) tháng liên tục, trong đó tỷ lệ vốn khả dụng tại kỳ báo cáo cuối cùng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và tổ chức kinh doanh chứng khoán có báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc khắc phục tình trạng cảnh báo theo Phụ lục số XI ban hành kèm theo Thông tư này.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát trong các trường hợp sau:
a) Tỷ lệ vốn khả dụng từ 120% đến dưới 150% trong tất cả các kỳ báo cáo trong ba (03) tháng liên tục; hoặc
b) Tỷ lệ vốn khả dụng đã được soát xét hoặc được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận từ 120% đến dưới 150%; hoặc
c) Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính mà tổ chức kiểm toán được chấp thuận đưa ra ý kiến không chấp thuận (hoặc ý kiến trái ngược), từ chối đưa ra ý kiến (hoặc không thể đưa ra ý kiến), ý kiến ngoại trừ một số chỉ tiêu của báo cáo này mà nếu trừ các ảnh hưởng ngoại trừ ra khỏi vốn khả dụng sẽ dẫn tới tỷ lệ vốn khả dụng từ 120% đến dưới 150%.
2. Thời hạn kiểm soát không quá 12 tháng, kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát.
3. Sau thời hạn bốn (04) tháng kể từ ngày bị đặt vào tình trạng kiểm soát, Sở giao dịch Chứng khoán thực hiện đình chỉ một phần giao dịch của công ty chứng khoán thành viên không khắc phục được tình trạng kiểm soát. Việc đình chỉ giao dịch của công ty chứng khoán thành viên của Sở giao dịch Chứng khoán kết thúc khi công ty chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát. Trình tự, thủ tục đình chỉ giao dịch của công ty chứng khoán thành viên thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch Chứng khoán.
4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét đưa tổ chức kinh doanh chứng khoán ra khỏi tình trạng kiểm soát khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 180% trở lên trong ba (03) tháng liên tục, trong đó tỷ lệ vốn khả dụng tại kỳ báo cáo cuối cùng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và tổ chức kinh doanh chứng khoán có báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc khắc phục tình trạng kiểm soát theo Phụ lục số XI ban hành kèm theo Thông tư này.
Điều 15. Phương án khắc phục kiểm soát
1. Trong thời hạn tối đa mười lăm (15) ngày, kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo phương án khắc phục chi tiết về thực trạng tài chính, nguyên nhân và phương án khắc phục.
2. Phương án khắc phục phải được xây dựng cho hai (02) năm kế tiếp, có lộ trình, điều kiện, thời hạn và kế hoạch thực hiện chi tiết tới hàng tháng, quý. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tổ chức kinh doanh chứng khoán điều chỉnh phương án khắc phục tại bất cứ thời điểm nào nếu xét thấy là không khả thi, không phù hợp với điều kiện thị trường hoặc không phù hợp với quy định của pháp luật.
3. Phương án khắc phục bao gồm những biện pháp sau:
a) Bán các tài sản có mức độ rủi ro cao; hạn chế, ngừng mua cổ phiếu quỹ;
b) Thu hồi nợ; bán lại cổ phần, phần vốn góp cho chủ nợ;
c) Cắt giảm chi phí hoạt động, chi phí quản lý doanh nghiệp; tổ chức lại bộ máy quản lý, nhân sự, cắt giảm nhân viên;
d) Thu hẹp phạm vi và địa bàn hoạt động; đóng cửa một số chi nhánh, phòng giao dịch; rút bớt nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;
đ) Dừng việc chi trả cổ tức, phân phối lợi nhuận; thực hiện tăng vốn theo quy định của pháp luật;
e) Hợp nhất, sáp nhập với tổ chức kinh doanh chứng khoán cùng ngành nghề, cùng loại theo quy định của pháp luật;
g) Các biện pháp khác không trái với các quy định của pháp luật.
1. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát đặc biệt trong các trường hợp sau:
a) Tỷ lệ vốn khả dụng do công ty tự tính hoặc đã được soát xét, kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận dưới 120%; hoặc
b) Không khắc phục được tình trạng kiểm soát trong thời hạn mười hai (12) tháng quy định tại khoản 2
c) Không thực hiện báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính trong hai (02) kỳ báo cáo liên tiếp, hoặc không thực hiện kiểm toán hoặc soát xét báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính hoặc không công bố thông tin về báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính đã được soát xét, kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 12 Thông tư này; hoặc
d) Báo cáo tỷ lệ an toàn tài chính mà tổ chức kiểm toán được chấp thuận đưa ra ý kiến không chấp nhận (hoặc ý kiến trái ngược), từ chối đưa ra ý kiến (hoặc không thể đưa ra ý kiến), ý kiến ngoại trừ một số các chỉ tiêu của báo cáo này mà nếu trừ các ảnh hưởng ngoại trừ ra khỏi vốn khả dụng dẫn tới tỷ lệ vốn khả dụng dưới 120%.
2. Thời hạn kiểm soát đặc biệt không quá bốn (04) tháng, kể từ ngày tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt.
3. Trừ trường hợp bị kiểm soát đặc biệt theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, sau thời hạn một (01) tháng kể từ ngày bị đặt vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, Sở giao dịch Chứng khoán thực hiện đình chỉ một phần hoạt động của công ty chứng khoán thành viên không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt. Việc đình chỉ giao dịch của Sở giao dịch Chứng khoán kết thúc khi công ty chứng khoán được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước quyết định đưa ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt. Trình tự, thủ tục đình chỉ giao dịch của công ty chứng khoán thành viên thực hiện theo quy chế của Sở giao dịch Chứng khoán.
4. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xem xét đưa tổ chức kinh doanh chứng khoán ra khỏi tình trạng kiểm soát đặc biệt khi tỷ lệ vốn khả dụng đạt từ 180% trở lên trong ba (03) tháng liên tục, trong đó tỷ lệ vốn khả dụng tại kỳ báo cáo cuối cùng phải được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận và tổ chức kinh doanh chứng khoán có báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc khắc phục tình trạng kiểm soát đặc biệt theo Phụ lục số XI ban hành kèm theo Thông tư này.
5. Sau khi hết thời hạn kiểm soát đặc biệt theo quy định tại khoản 2 Điều này, nếu tổ chức kinh doanh chứng khoán vẫn không khắc phục được tình trạng kiểm soát đặc biệt thì sẽ bị đình chỉ hoạt động. Trình tự, thủ tục thực hiện việc đình chỉ hoạt động thực hiện theo quy định về tổ chức và hoạt động của công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ.
6. Trong vòng hai mươi bốn (24) giờ, kể từ khi tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đình chỉ hoạt động, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước công bố thông tin về việc này trên trang thông tin điện tử của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
7. Sau 06 tháng kể từ ngày quyết định đình chỉ có hiệu lực, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định rút nghiệp vụ môi giới chứng khoán trong trường hợp công ty chứng khoán không khắc phục được tình trạng bị đình chỉ theo quy định tại khoản 5
Điều 17. Phương án khắc phục tình trạng kiểm soát đặc biệt
1. Trong thời hạn tối đa bảy (07) ngày kể từ ngày Ủy ban Chứng khoán Nhà nước ra quyết định đặt tổ chức kinh doanh chứng khoán vào tình trạng kiểm soát đặc biệt, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước báo cáo chi tiết về thực trạng tài chính, nguyên nhân và phương án khắc phục.
2. Phương án khắc phục thực hiện như quy định tại khoản 2, 3 Điều 15 Thông tư này.
Mục 4. TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN CÓ LIÊN QUAN
1. Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Tổng Giám đốc (Giám đốc) của tổ chức kinh doanh chứng khoán bị kiểm soát, kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm:
a) Xây dựng phương án khắc phục và tổ chức triển khai thực hiện phương án đó;
b) Tiếp tục quản trị, kiểm soát, điều hành hoạt động và bảo đảm an toàn tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán theo đúng quy định của pháp luật;
c) Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến tổ chức và hoạt động tổ chức kinh doanh chứng khoán trước, trong và sau thời hạn kiểm soát, kiểm soát đặc biệt;
d) Hỗ trợ, tạo điều kiện cho các tổ chức khác thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Thông tư này và thực hiện các công việc khác theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Trước mười sáu (16) giờ ngày thứ sáu hàng tuần, tổ chức kinh doanh chứng khoán phải báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước tình hình triển khai phương án khắc phục và kết quả thực hiện.
3. Trong thời hạn kiểm soát, kiểm soát đặc biệt:
a) Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được chi trả cổ tức cho các cổ đông, chia lợi nhuận cho thành viên góp vốn; chia thưởng cho thành viên Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, thành viên Ban kiểm soát, Tổng giám đốc (Giám đốc), Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc), kế toán trưởng, nhân viên và người có liên quan tới tổ chức kinh doanh chứng khoán;
b) Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được chuyển các khoản nợ không có bảo đảm thành các khoản nợ có bảo đảm bằng tài sản của tổ chức kinh doanh chứng khoán;
c) Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được mua cổ phiếu quỹ, mua lại phần vốn góp từ thành viên góp vốn;
d) Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được ký mới, ký kéo dài và tiếp tục thực hiện các hợp đồng giao dịch ký quỹ, cho vay mua chứng khoán, giao dịch mua có cam kết bán lại, cho khách hàng vay không có tài sản bảo đảm; không được ký các hợp đồng bảo lãnh phát hành dưới hình thức cam kết chắc chắn;
đ) Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được lập thêm phòng giao dịch, chi nhánh, văn phòng đại diện, mở rộng địa bàn hoạt động, bổ sung nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán;
e) Tổ chức kinh doanh chứng khoán không được tham gia góp vốn thành lập công ty con, đầu tư bất động sản; hạn chế đầu tư vào các tài sản có mức độ rủi ro cao hoặc thực hiện các hoạt động kinh doanh làm tăng giá trị rủi ro, giảm vốn khả dụng.
g) Công ty chứng khoán chỉ được quản lý tiền giao dịch chứng khoán theo phương thức khách hàng của công ty chứng khoán mở tài khoản trực tiếp tại ngân hàng thương mại do công ty chứng khoán lựa chọn để quản lý tiền giao dịch chứng khoán.
Điều 19. Trách nhiệm của các tổ chức khác có liên quan
1. Sở giao dịch Chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, thành viên lưu ký, ngân hàng giám sát, ngân hàng thanh toán và các tổ chức khác nếu có liên quan có trách nhiệm cung cấp cho Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đầy đủ, kịp thời các thông tin, tài liệu có liên quan về giao dịch, hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh của tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt khi có yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
2. Sở giao dịch Chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam, ngân hàng giám sát, ngân hàng lưu ký và các tổ chức kinh doanh chứng khoán có liên quan, có trách nhiệm hướng dẫn, hỗ trợ và cung cấp dịch vụ chứng khoán cho khách hàng của tổ chức kinh doanh chứng khoán bị đặt trong tình trạng kiểm soát, kiểm soát đặc biệt theo yêu cầu bằng văn bản của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước.
3. Sở giao dịch Chứng khoán, Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam có trách nhiệm thực hiện các quy định có liên quan tại Thông tư này.
Thông tư 91/2020/TT-BTC quy định về chỉ tiêu an toàn tài chính và biện pháp xử lý đối với tổ chức kinh doanh chứng khoán không đáp ứng chỉ tiêu an toàn tài chính do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Điều 4. Vốn khả dụng
- Điều 5. Các khoản giảm trừ khỏi vốn khả dụng của công ty chứng khoán
- Điều 6. Các khoản giảm trừ khỏi vốn khả dụng của công ty quản lý quỹ
- Điều 7. Các khoản tăng thêm