Điều 21 Thông tư 79/2011/TT-BTC về điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên mua bán nợ Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
1. Kiểm soát viên có số lượng không quá 03 thành viên chuyên trách do Bộ trưởng Bộ Tài chính bổ nhiệm, miễn nhiệm, trong đó có 01 kiểm soát viên được cử phụ trách chung để lập kế hoạch công tác, phân công, điều phối công việc của các kiểm soát viên. Nhiệm kỳ của Kiểm soát viên tối đa không quá 03 năm và có thể được bổ nhiệm lại.
2. Kiểm soát viên chịu trách nhiệm trước pháp luật và Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ của mình.
3. Kiểm soát viên có các nhiệm vụ sau đây:
a) Kiểm tra tính hợp pháp, trung thực, cẩn trọng của Hội đồng thành viên, Chủ tịch Hội đồng thành viên và Tổng Giám đốc trong tổ chức thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, trong quản lý điều hành công việc kinh doanh của Công ty;
b) Thẩm định báo cáo tài chính, báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo đánh giá công tác quản lý và báo cáo khác trước khi trình chủ sở hữu Công ty hoặc cơ quan nhà nước có liên quan;
c) Kiến nghị đại diện chủ sở hữu Công ty các giải pháp sửa đổi, bổ sung, cơ cấu tổ chức quản lý, điều hành công việc kinh doanh của Công ty;
d) Các nhiệm vụ khác theo phân công của đại diện chủ sở hữu Công ty hoặc người được ủy quyền;
4. Kiểm soát viên có quyền xem xét bất kỳ hồ sơ, tài liệu nào của Công ty tại trụ sở chính hoặc Chi nhánh, Trung tâm, Văn phòng đại diện của Công ty. Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc và người quản lý khác có nghĩa vụ cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin về thực hiện quyền chủ sở hữu, về quản lý, điều hành và hoạt động kinh doanh của Công ty theo yêu cầu của Kiểm soát viên.
5. Kiểm soát viên phải có đủ các tiêu chuẩn và điều kiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 71 Luật doanh nghiệp và các quy định của pháp luật có liên quan.
Thông tư 79/2011/TT-BTC về điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên mua bán nợ Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Chuyển đổi và hoạt động.
- Điều 2. Tên doanh nghiệp, trụ sở chính và tư cách pháp nhân.
- Điều 3. Vốn điều lệ và vốn hoạt động.
- Điều 4. Ngành nghề kinh doanh.
- Điều 5. Hình thức tổ chức, bộ máy quản lý, kiểm soát và điều hành.
- Điều 6. Hoạt động của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.
- Điều 7. Giải thích từ ngữ
- Điều 8. Nhiệm vụ hoạt động.
- Điều 9. Quyền hạn về tổ chức bộ máy.
- Điều 10. Quyền hạn về tổ chức kinh doanh:
- Điều 11. Nghĩa vụ trong hoạt động.
- Điều 12. Chủ sở hữu nhà nước.
- Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu.
- Điều 14. Nội dung quản lý, giám sát của chủ sở hữu.
- Điều 15. Chức năng của Hội đồng thành viên.
- Điều 16. Cơ cấu, nhiệm kỳ và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng thành viên.
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên.
- Điều 18. Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Điều 19. Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên.
- Điều 20. Quyền lợi và trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên.
- Điều 21. Kiểm soát viên
- Điều 22. Tổng Giám đốc.
- Điều 23. Mối quan hệ giữa Hội đồng thành viên với Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành.
- Điều 24. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác đối với người nắm giữ các chức danh quản lý quan trọng của Công ty.
- Điều 25. Bộ máy giúp việc.
- Điều 26. Cơ chế tài chính - kế toán.
- Điều 27. Hình thức tham gia quản lý của người lao động.
- Điều 28. Nội dung tham gia quản lý của người lao động.
- Điều 31. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 33/2010/TT-BTC ngày 11/03/2010 của Bộ Tài chính ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
- Điều 32. Các vấn đề chưa nêu trong Điều lệ này được thực hiện theo pháp luật hiện hành.