Chương 1 Thông tư 79/2011/TT-BTC về điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên mua bán nợ Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
Điều 1. Chuyển đổi và hoạt động.
Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Mua bán nợ Việt Nam được chuyển đổi theo Quyết định số 1494/QĐ-BTC ngày 30/06/2010 của Bộ trưởng Bộ Tài chính trên cơ sở tổ chức lại Công ty Mua bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp được thành lập theo Quyết định số 109/2003/QĐ-TTg ngày 05/06/2003 của Thủ tướng Chính phủ (sau đây gọi tắt là Công ty Mua bán nợ Việt Nam hoặc Công ty).
Công ty Mua bán nợ Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật Doanh nghiệp, các văn bản pháp luật có liên quan và Điều lệ tổ chức và hoạt động được quy định tại Thông tư này.
Điều 2. Tên doanh nghiệp, trụ sở chính và tư cách pháp nhân.
1. Tên doanh nghiệp và trụ sở chính.
- Tên gọi sau chuyển đổi: Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
- Tên giao dịch: Công ty Mua bán nợ Việt Nam.
- Tên giao dịch quốc tế: Viet Nam Debt and Asset Trading Corporation.
- Tên viết tắt: DATC.
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu.
- Cơ quan thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu Nhà nước: Bộ Tài chính Việt Nam.
- Trụ sở chính: Số 51, phố Quang Trung, phường Nguyễn Du, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
- Đại diện theo pháp luật: Tổng giám đốc công ty.
- Website: www.datc.vn
- Email: datc@datc.vn
- Số điện thoại: 844-394.54.738; Fax: 844-394.54.737.
2. Công ty Mua bán nợ Việt Nam có trụ sở chính đặt tại thành phố Hà Nội, các Chi nhánh, Văn phòng đại diện, đơn vị hạch toán độc lập và phụ thuộc ở trong và ngoài nước.
3. Công ty Mua bán nợ Việt Nam có tư cách pháp nhân theo pháp luật Việt Nam, hạch toán kinh tế độc lập, có con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc nhà nước, các tổ chức tài chính, tín dụng trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
4. Công ty Mua bán nợ Việt Nam có vốn và tài sản riêng, chịu trách nhiệm dân sự hữu hạn trong phạm vi số vốn được chủ sở hữu giao.
5. Công ty Mua bán nợ Việt Nam là doanh nghiệp nhà nước hạng đặc biệt theo Quyết định số 55/2004/QĐ-TTg ngày 06/04/2004 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 3. Vốn điều lệ và vốn hoạt động.
1. Vốn điều lệ của công ty là 2.481 tỷ đồng (Hai nghìn bốn trăm tám mươi mốt tỷ đồng).
2. Tăng vốn điều lệ: Trong quá trình hoạt động, vốn điều lệ của Công ty có thể được điều chỉnh tăng để phù hợp với nhu cầu hoạt động. Việc tăng vốn điều lệ do Bộ Tài chính quyết định phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ này.
Khi có sự thay đổi vốn điều lệ, Công ty Mua bán nợ Việt Nam phải điều chỉnh vốn điều lệ trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và công bố thông tin theo quy định.
3. Vốn hoạt động của Công ty Mua bán nợ Việt Nam bao gồm: vốn điều lệ do Nhà nước cấp, các nguồn vốn vay, vốn huy động và các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện nhiệm vụ được giao.
Điều 4. Ngành nghề kinh doanh.
1. Mua các khoản nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp (bao gồm cả tài sản và quyền sử dụng đất được sử dụng để bảo đảm cho các khoản nợ).
2. Tiếp nhận để xử lý các khoản nợ và tài sản đã loại trừ không tính vào giá trị doanh nghiệp khi thực hiện chuyển đổi sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
3. Xử lý các khoản nợ và tài sản đã mua đã tiếp nhận theo quy định.
4. Tư vấn, môi giới xử lý nợ và tài sản tồn đọng.
5. Kinh doanh những ngành nghề khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Hình thức tổ chức, bộ máy quản lý, kiểm soát và điều hành.
Công ty Mua bán nợ Việt Nam do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ. Bộ máy quản lý, kiểm soát và điều hành gồm: Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, các Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng và bộ máy giúp việc.
Việc quản lý, kiểm soát và điều hành các doanh nghiệp có vốn góp của Công ty được thực hiện theo pháp luật và điều lệ của doanh nghiệp đó.
Điều 6. Hoạt động của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.
Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam trong Công ty hoạt động theo Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quy định của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Tổ chức Công đoàn và các tổ chức chính trị xã hội khác trong Công ty Mua bán nợ Việt Nam hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước và quy định của tổ chức đó.
1. “Chủ nợ” là các tổ chức, cá nhân có nợ phải thu.
2. “Khách nợ” là các tổ chức, cá nhân có nợ phải trả.
3. “Chủ tài sản” là các tổ chức, cá nhân có quyền sở hữu tài sản.
4. “Phương án mua nợ” là phương án do Công ty Mua bán nợ Việt Nam xây dựng để mua một hoặc một số khoản nợ phải thu của một hoặc một số chủ nợ.
5. “Phương án mua tài sản” là phương án do Công ty Mua bán nợ Việt Nam xây dựng để mua một hoặc một số tài sản của một hoặc một số chủ tài sản.
6. “Phương án tái cơ cấu doanh nghiệp thông qua hoạt động mua nợ” là phương án do Công ty Mua bán nợ Việt Nam xây dựng để tái cơ cấu, phục hồi hoạt động của khách nợ doanh nghiệp để thu nợ từ việc mua một hoặc một số khoản nợ phải thu của khách nợ đó.
7. “Giảm trừ nghĩa vụ trả nợ” là biện pháp xóa một phần trách nhiệm trả nợ cho khách nợ được cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật.
8. “Giá vốn mua nợ” là tổng chi phí mua nợ tính đến thời điểm giảm trừ trách nhiệm trả nợ, bao gồm: giá mua nợ thực tế cộng ( ) các khoản chi phí hợp lý, hợp lệ liên quan đến việc mua khoản nợ (kể cả lãi vay huy động vốn để mua nợ, lãi vay dự kiến phát sinh của số tiền mua nợ thực tế nếu gửi các tổ chức tín dụng, ngân hàng) và các chi phí quản lý doanh nghiệp phát sinh được phân bổ (nếu có).
Thông tư 79/2011/TT-BTC về điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên mua bán nợ Việt Nam do Bộ Tài chính ban hành
- Điều 1. Chuyển đổi và hoạt động.
- Điều 2. Tên doanh nghiệp, trụ sở chính và tư cách pháp nhân.
- Điều 3. Vốn điều lệ và vốn hoạt động.
- Điều 4. Ngành nghề kinh doanh.
- Điều 5. Hình thức tổ chức, bộ máy quản lý, kiểm soát và điều hành.
- Điều 6. Hoạt động của tổ chức chính trị, chính trị - xã hội.
- Điều 7. Giải thích từ ngữ
- Điều 8. Nhiệm vụ hoạt động.
- Điều 9. Quyền hạn về tổ chức bộ máy.
- Điều 10. Quyền hạn về tổ chức kinh doanh:
- Điều 11. Nghĩa vụ trong hoạt động.
- Điều 12. Chủ sở hữu nhà nước.
- Điều 13. Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu.
- Điều 14. Nội dung quản lý, giám sát của chủ sở hữu.
- Điều 15. Chức năng của Hội đồng thành viên.
- Điều 16. Cơ cấu, nhiệm kỳ và tiêu chuẩn thành viên Hội đồng thành viên.
- Điều 17. Nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng thành viên.
- Điều 18. Chủ tịch Hội đồng thành viên
- Điều 19. Chế độ làm việc của Hội đồng thành viên.
- Điều 20. Quyền lợi và trách nhiệm của thành viên Hội đồng thành viên.
- Điều 21. Kiểm soát viên
- Điều 22. Tổng Giám đốc.
- Điều 23. Mối quan hệ giữa Hội đồng thành viên với Tổng giám đốc trong quản lý, điều hành.
- Điều 24. Thù lao, tiền lương và lợi ích khác đối với người nắm giữ các chức danh quản lý quan trọng của Công ty.
- Điều 25. Bộ máy giúp việc.
- Điều 26. Cơ chế tài chính - kế toán.
- Điều 27. Hình thức tham gia quản lý của người lao động.
- Điều 28. Nội dung tham gia quản lý của người lao động.
- Điều 31. Thông tư này có hiệu lực sau 45 ngày kể từ ngày ký và thay thế Thông tư số 33/2010/TT-BTC ngày 11/03/2010 của Bộ Tài chính ban hành Điều lệ về tổ chức và hoạt động của Công ty mua, bán nợ và tài sản tồn đọng của doanh nghiệp.
- Điều 32. Các vấn đề chưa nêu trong Điều lệ này được thực hiện theo pháp luật hiện hành.