Điều 13 Thông tư 70/2014/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 13. Phạm vi hành lang bảo vệ đường thủy nội địa
1. Phạm vi hành lang bảo vệ đường thủy nội địa thực hiện theo quy định tại Điều 3 Nghị định số 21/2005/NĐ-CP ngày 01 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ.
Trường hợp luồng không sát bờ quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 của Nghị định số 21/2005/NĐ-CP, phạm vi hành lang bảo vệ đường thủy nội địa được quy định cụ thể theo cấp kỹ thuật đường thủy nội địa như sau:
a) Đối với đường thủy nội địa trên hồ, vịnh, của sông ra biển, ven biển và luồng cấp đặc biệt: từ trên 20 mét đến 25 mét;
b) Đối với đường thủy nội địa cấp I, cấp II: từ trên 15 mét đến 20 mét;
c) Đối với đường thủy nội địa cấp III, cấp IV: từ trên 10 mét đến 15 mét;
d) Đối với đường thủy nội địa cấp V, cấp VI: 10 mét
2. Đối với những tuyến đường thủy nội địa đã được phê duyệt quy hoạch, việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ đường thủy nội địa căn cứ vào cấp kỹ thuật đường thủy nội địa theo quy hoạch để thực hiện.
3. Các dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường thủy nội địa đang khai thác hoặc dự án mở tuyến đường thủy nội địa mới phải căn cứ vào quy hoạch xác định rõ cấp kỹ thuật của tuyến đường thủy nội địa sau khi hoàn thành dự án, xác định phạm vi hành lang bảo vệ đường thủy nội địa, xây dựng phương án và thực hiện cắm mốc chỉ giới.
Việc xác định phạm vi hành lang bảo vệ đường thủy nội địa, xây dựng phương án và thực hiện cắm mốc chỉ giới là một hạng mục bắt buộc của dự án.
Thông tư 70/2014/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 70/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/12/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1183 đến số 1184
- Ngày hiệu lực: 01/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Phân loại đường thủy nội địa
- Điều 5. Thẩm quyền quyết định phân loại đường thủy nội địa và điều chỉnh loại đường thủy nội địa
- Điều 6. Thẩm quyền quyết định phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa và điều chỉnh cấp đường thủy nội địa
- Điều 7. Công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 8. Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 9. Trình tự thực hiện thủ tục công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 10. Công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 11. Hồ sơ công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 12. Trình tự công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 13. Phạm vi hành lang bảo vệ đường thủy nội địa
- Điều 14. Mốc chỉ giới và điều chỉnh mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- Điều 15. Trách nhiệm trong việc cắm mốc chỉ giới và điều chỉnh mốc chỉ giới bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- Điều 16. Dự án xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
- Điều 17. Thẩm quyền cho ý kiến dự án xây dựng và chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
- Điều 18. Hồ sơ đối với công trình xây dựng liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
- Điều 19. Trình tự cho ý kiến xây dựng công trình liên quan đến an toàn giao thông đường thủy nội địa
- Điều 20. Hồ sơ phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công các công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
- Điều 21. Trình tự chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình liên quan đến đường thủy nội địa
- Điều 22. Dự án, công trình hoàn thành đưa vào khai thác
- Điều 23. Hạn chế giao thông đường thủy nội địa
- Điều 24. Thẩm quyền công bố hạn chế giao thông
- Điều 25. Trình tự công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa
- Điều 26. Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông