Chương 3 Thông tư 70/2014/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
QUY ĐỊNH VỀ CÔNG BỐ MỞ, ĐÓNG LUỒNG, TUYẾN ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA
Điều 7. Công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa
1. Công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa là quyết định của cơ quan có thẩm quyền đưa luồng, tuyến đường thủy nội địa vào quản lý, khai thác.
2. Nội dung công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa:
a) Tên sông, kênh, phạm vi (điểm đầu ... điểm cuối ...);
b) Loại đường thủy nội địa;
c) Địa danh, chiều dài và cấp kỹ thuật của luồng, tuyến đường thủy nội địa;
d) Thời gian bắt đầu thực hiện khai thác trên luồng, tuyến đường thủy nội địa.
3. Cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền quyết định phân loại đường thủy nội địa quy định tại
Điều 8. Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa
1. Đối với dự án đầu tư xây dựng mới hoặc dự án cải tạo, nâng cấp luồng, tuyến đường thủy nội địa:
a) Tờ trình đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa (bản chính) theo quy định Phụ lục 1 của Thông tư này, nêu rõ loại đường thủy nội địa đề nghị công bố; chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội địa và cấp kỹ thuật của luồng, tuyến đường thủy nội địa; thời gian bắt đầu thực hiện khai thác trên luồng, tuyến đường thủy nội địa;
b) Quyết định phê duyệt dự án (bản sao chứng thực);
c) Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công (bản sao);
d) Hồ sơ hoàn công công trình (bản sao);
đ) Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình để đưa vào sử dụng (bản chính).
2. Đối với luồng, tuyến đường thủy nội địa công bố lại hoặc không có dự án đầu tư:
a) Tờ trình đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa (bản chính theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này);
b) Bình đồ khảo sát hiện trạng luồng, tuyến đường thủy nội địa đề nghị công bố (bản chính). Trên bình đồ thể hiện vị trí báo hiệu, Các công trình hiện hữu trên luồng, tuyến đường thủy nội địa.
Điều 9. Trình tự thực hiện thủ tục công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa
1. Đối với đường thủy nội địa quốc gia:
a) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định công bố.
2. Đối với đường thủy nội địa địa phương:
a) Sở Giao thông vận tải lập 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại
b) Chậm nhất 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố.
3. Đối với đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương:
a) Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại
b) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu chính thì phải hướng dẫn bằng văn bản;
c) Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Cục Đường thủy nội địa Việt Nam có kết quả thẩm định trình Bộ Giao thông vận tải xem xét công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng;
d) Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa.
4. Đối với đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương:
a) Tổ chức, cá nhân có đường thủy nội địa chuyên dùng gửi 01 (một) bộ hồ sơ theo quy định tại
b) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận hồ sơ; trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn bằng văn bản để tổ chức, cá nhân hoàn thiện hồ sơ; trường hợp hồ sơ gửi qua đường bưu chính thì phải hướng dẫn bằng văn bản;
c) Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Giao thông vận tải trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa chuyên dùng;
d) Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Giao thông vận tải trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa.
Điều 10. Công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa
1. Các trường hợp đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa:
a) Trong quá trình khai thác luồng, tuyến đường thủy nội địa, xét thấy luồng, tuyến đường thủy nội địa không đảm bảo an toàn cho hoạt động giao thông vận tải, không còn nhu cầu khai thác vận tải;
b) Lý do an ninh, quốc phòng liên quan đến luồng, tuyến đường thủy nội địa;
c) Trường hợp tổ chức, cá nhân không còn nhu cầu khai thác vận tải trên luồng, tuyến đường thủy nội địa.
2. Nội dung quyết định công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa bao gồm:
a) Lý do của việc đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa;
b) Địa danh, chiều dài luồng, tuyến đường thủy nội địa;
c) Thời gian bắt đầu đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa.
Điều 11. Hồ sơ công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa
1. Tờ trình đề nghị đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 của Thông tư này.
2. Biên bản kiểm tra, đánh giá luồng, tuyến đường thủy nội địa giữa cơ quan quản lý đường thủy nội địa khu vực hoặc Sở Giao thông vận tải với đơn vị, tổ chức, cá nhân trực tiếp quản lý, khai thác.
3. Hồ sơ quản lý trong quá trình khai thác, sử dụng luồng, tuyến đường thủy nội địa.
Điều 12. Trình tự công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa
1. Đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa quốc gia; đường thủy nội địa chuyên dùng nằm trên địa giới hai tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương trở lên hoặc đường thủy nội địa chuyên dùng nối đường thủy nội địa quốc gia với đường thủy nội địa địa phương.
a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại
b) Cục Đường thủy nội địa Việt Nam tiếp nhận thẩm định hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân sử dụng luồng chuyên dùng, trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân hoàn thiện. Thời hạn xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 (hai) ngày làm việc;
c) Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Cục Đường thủy nội địa Việt Nam trình, Bộ Giao thông vận tải ra quyết định công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa.
2. Đường thủy nội địa chuyên dùng nối với đường thủy nội địa địa phương
a) Tổ chức, cá nhân gửi 01 (một) bộ hồ sơ quy định tại
b) Sở Giao thông vận tải tiếp nhận thẩm định hồ sơ đề nghị của tổ chức, cá nhân sử dụng đường thủy nội địa chuyên dùng, trường hợp hồ sơ chưa rõ ràng, đầy đủ theo quy định thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân hoàn thiện. Thời hạn xem xét và yêu cầu bổ sung hồ sơ không quá 02 (hai) ngày làm việc;
c) Chậm nhất là 05 (năm) ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ do Sở Giao thông vận tải trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra quyết định công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa.
Thông tư 70/2014/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thủy nội địa do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 70/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 05/12/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 1183 đến số 1184
- Ngày hiệu lực: 01/02/2015
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Phân loại đường thủy nội địa
- Điều 5. Thẩm quyền quyết định phân loại đường thủy nội địa và điều chỉnh loại đường thủy nội địa
- Điều 6. Thẩm quyền quyết định phân cấp kỹ thuật đường thủy nội địa và điều chỉnh cấp đường thủy nội địa
- Điều 7. Công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 8. Hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 9. Trình tự thực hiện thủ tục công bố mở luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 10. Công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 11. Hồ sơ công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 12. Trình tự công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 13. Phạm vi hành lang bảo vệ đường thủy nội địa
- Điều 14. Mốc chỉ giới và điều chỉnh mốc chỉ giới bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- Điều 15. Trách nhiệm trong việc cắm mốc chỉ giới và điều chỉnh mốc chỉ giới bảo vệ công trình kết cấu hạ tầng giao thông đường thủy nội địa
- Điều 16. Dự án xây dựng công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
- Điều 17. Thẩm quyền cho ý kiến dự án xây dựng và chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
- Điều 18. Hồ sơ đối với công trình xây dựng liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
- Điều 19. Trình tự cho ý kiến xây dựng công trình liên quan đến an toàn giao thông đường thủy nội địa
- Điều 20. Hồ sơ phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công các công trình liên quan đến giao thông đường thủy nội địa
- Điều 21. Trình tự chấp thuận phương án bảo đảm an toàn giao thông đối với thi công công trình liên quan đến đường thủy nội địa
- Điều 22. Dự án, công trình hoàn thành đưa vào khai thác
- Điều 23. Hạn chế giao thông đường thủy nội địa
- Điều 24. Thẩm quyền công bố hạn chế giao thông
- Điều 25. Trình tự công bố hạn chế giao thông đường thủy nội địa
- Điều 26. Biện pháp bảo đảm an toàn giao thông