Hệ thống pháp luật

Điều 7 Thông tư 52/2011/TT-BNNPTNT quy định biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

Điều 7. Kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển

1. Kiểm dịch nhập khẩu và kiểm soát vận chuyển qua biên giới:

a) Tôm giống, tôm bố mẹ nhập khẩu phải được nuôi cách ly, lấy mẫu xét nghiệm mầm bệnh theo quy định hiện hành và hướng dẫn của Cục Thú y;

b) Chủ tịch UBND các tỉnh biên giới chỉ đạo các cấp, các ngành tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, ngăn chặn, xử lý tôm giống, tôm bố mẹ nhập lậu;

c) Trạm kiểm dịch biên giới thường xuyên thực hiện khử trùng, tiêu độc mọi phương tiện vận chuyển tôm giống, tôm bố mẹ và tôm thương phẩm qua cửa khẩu.

2. Chi cục Thú y thực hiện:

a) Giám sát dịch bệnh toàn bộ các lô tôm giống, tôm bố mẹ nhập khẩu sau thời gian cách ly kiểm dịch;

b) Kiểm tra, cấp giấy chứng nhận kiểm dịch các lô tôm giống xuất phát từ các cơ sở sản xuất giống có áp dụng chương trình giám sát dịch bệnh; lấy mẫu xét nghiệm các bệnh có trong danh mục các bệnh phải công bố dịch đối với tất cả các lô tôm giống xuất phát từ các cơ sở sản xuất giống không thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh;

c) Kiểm soát chặt chẽ tôm giống nhập vào địa bàn tỉnh, chỉ cho phép thả nuôi đối với tôm giống khỏe mạnh, có nguồn gốc rõ ràng và có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định của pháp luật.

d) Phối hợp với Chi cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản hướng dẫn, giám sát người nuôi, cơ sở sơ chế, xử lý, chế biến tôm thương phẩm bị nhiễm bệnh;

3. Khi các tỉnh liền kề có dịch, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi là UBND cấp tỉnh) quyết định thành lập trạm, chốt kiểm dịch tạm thời tại đầu mối giao thông theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để kiểm soát việc vận chuyển tôm giống, tôm thương phẩm từ vùng có dịch và xử lý các trường hợp vi phạm.

4. Xử l‎ý các trường hợp vi phạm.

a) Tiêu huỷ hoặc xử l‎ý đối với tôm mắc bệnh thuộc danh mục các bệnh phải công bố dịch, các bệnh mới xuất hiện và tôm nhập lậu không xác định được chủ hàng theo quy định tại điểm b, c, d khoản 3 Điều 11 Thông tư này;

b) Thực hiện kiểm dịch và xử phạt với các trường hợp không có giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định hiện hành. Buộc chủ hàng thực hiện nuôi cách ly lô tôm giống để theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm bệnh;

c) Đối với lô tôm có giấy chứng nhận kiểm dịch nơi xuất phát nhưng không hợp lệ thì tạm giữ để chủ hàng bổ sung hồ sơ. Nếu phát hiện có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm bệnh hoặc đánh tráo, cơ quan kiểm dịch thực hiện kiểm dịch lại;

d) Tổ chức, cá nhân vi phạm các quy định về kiểm dịch phải bị xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, phải chịu mọi chi phí cho việc kiểm dịch, xử lý tiêu huỷ tôm và các hình thức xử lý khác.

Thông tư 52/2011/TT-BNNPTNT quy định biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành

  • Số hiệu: 52/2011/TT-BNNPTNT
  • Loại văn bản: Thông tư
  • Ngày ban hành: 28/07/2011
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Thị Xuân Thu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 455 đến số 456
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra