Điều 6 Thông tư 52/2011/TT-BNNPTNT quy định biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 6. Giám sát, phát hiện bệnh
1. Tổ chức, cá nhân sản xuất tôm giống phải thực hiện chương trình giám sát dịch bệnh:
a) Kiểm tra, xét nghiệm mầm bệnh đối với tôm bố mẹ khi nhập vào cơ sở sản xuất giống và định kỳ xét nghiệm bệnh trong quá trình sử dụng sản xuất giống; xét nghiệm mầm bệnh đối với tôm giống trước khi xuất bán;
b) Đảm bảo các điều kiện vệ sinh thú y và các điều kiện sản xuất tại cơ sở sản xuất giống.
2. Tổ chức, cá nhân nuôi tôm phải thực hiện giám sát dịch bệnh:
a) Hàng ngày, kiểm tra hoạt động bơi lội của tôm (đặc biệt khi thời tiết thay đổi); quan sát hình dáng bên ngoài (màu sắc, mảng bám trên tôm, thức ăn trong ruột); nhận diện các dấu hiệu bệnh lý (nổi đầu, tấp bờ, bơi lờ đờ, dạt vào bờ, bỏ ăn, màu sắc thay đổi, mềm vỏ, đen mang) để có các biện pháp xử lý phù hợp (điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường nước, thức ăn);
b) Lấy mẫu kiểm tra sự sinh trưởng và xét nghiệm các tác nhân gây bệnh nguy hiểm trên tôm nuôi để có biện pháp xử lý thích hợp (nếu có điều kiện).
3. Chi cục Thú y: xây dựng và triển khai kế hoạch giám sát dịch bệnh (theo dõi tình hình sức khỏe tôm, tiến hành thu mẫu định kỳ hoặc đột xuất làm xét nghiệm) theo kế hoạch đã được UBND tỉnh phê duyệt nhằm phát hiện bệnh sớm, kịp thời.
Thông tư 52/2011/TT-BNNPTNT quy định biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên tôm nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Một số bệnh nguy hiểm gây chết hàng loạt và lây lan trên diện rộng ở tôm nuôi
- Điều 4. Tuyên truyền phòng, chống dịch bệnh trên tôm
- Điều 5. Áp dụng nuôi tôm, sản xuất tôm giống theo phương pháp an toàn sinh học
- Điều 6. Giám sát, phát hiện bệnh
- Điều 7. Kiểm dịch và kiểm soát vận chuyển