Điều 21 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Điều 21. Xây dựng cơ sở toán học
1. Bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước
a) Khung trong bản đồ: Khung Đông và Tây song song với kinh tuyến trục; khung Bắc và Nam vuông góc với kinh tuyến trục;
b) Bản đồ được chia mảnh và đánh số mảnh trong trường hợp có từ 2 mảnh trở lên; sử dụng số tự nhiên để đánh số và theo nguyên tắc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông;
c) Bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước có mật độ kinh tuyến, vĩ tuyến thể hiện là 2o x 20o ở tất cả các tỷ lệ;
d) Các điểm tọa độ và độ cao quốc gia có số lượng từ 2 đến 4 điểm trong một vùng địa lý thành lập bản đồ; nội dung này có thể không thể hiện trong các bản đồ hành chính toàn quốc tỷ lệ 1:3.500.000;
đ) Ghi chú tỷ lệ và thước tỷ lệ bản đồ.
2. Bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện nhà nước
a) Khung trong bản đồ: Khung Đông và Tây song song với kinh tuyến trục; khung Bắc và Nam vuông góc với kinh tuyến trục;
b) Bản đồ được chia mảnh và đánh số mảnh trong trường hợp có từ 2 mảnh trở lên; sử dụng số tự nhiên để đánh số và theo nguyên tắc từ Bắc xuống Nam, từ Tây sang Đông;
c) Đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh và huyện nhà nước mật độ kinh tuyến, vĩ tuyến như Bảng 1:
Bảng 1
Tỷ lệ bản đồ thành lập | Mật độ lưới kinh tuyến, vĩ tuyến |
1:2.000 - 1:5.000 | 2′ x 2′ |
1:6.000 - 1:25.000 | 5′ x 5′ |
1:26.000 - 1:80.000 | 10′ x 10′ |
1:81.000 - 1:150.000 | 20′ x 20′ |
d) Các điểm tọa độ và độ cao quốc gia: Số lượng từ 2 đến 4 điểm trong một đơn vị hành chính thành lập bản đồ;
đ) Ghi chú tỷ lệ và thước tỷ lệ bản đồ.
3. Tập bản đồ hành chính nhà nước và các bản đồ hành chính khác
a) Yếu tố cơ sở toán học bao gồm: Lưới kinh vĩ tuyến và ghi chú, tỷ lệ hoặc thước tỷ lệ, khung trong bản đồ;
b) Tùy thuộc mục đích của bản đồ thành lập lựa chọn mật độ lưới kinh tuyến, vĩ tuyến là số chẵn độ hoặc chẵn phút cho phù hợp.
Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các loại bản đồ hành chính các cấp
- Điều 5. Cơ sở toán học bản đồ hành chính các cấp
- Điều 6. Độ chính xác bản đồ hành chính các cấp
- Điều 7. Nội dung bản đồ hành chính các cấp
- Điều 8. Các công việc thành lập bản đồ hành chính các cấp
- Điều 9. Tài liệu thành lập bản đồ hành chính các cấp
- Điều 10. Thành lập mới và tái bản bản đồ hành chính các cấp
- Điều 11. Biên tập khoa học
- Điều 12. Xác định tỷ lệ bản đồ
- Điều 13. Xác định bố cục bản đồ
- Điều 14. Xây dựng đề cương biên tập khoa học
- Điều 15. Biên tập kỹ thuật
- Điều 16. Thu thập, đánh giá tài liệu
- Điều 17. Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết
- Điều 18. Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung
- Điều 19. Xây dựng bản tác giả dạng số
- Điều 20. Chuẩn bị tài liệu
- Điều 21. Xây dựng cơ sở toán học
- Điều 22. Biên tập các yếu tố nội dung
- Điều 23. Điều tra hiện chỉnh thực địa
- Điều 24. Cập nhật kết quả điều tra
- Điều 25. Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số
- Điều 26. Chỉ tiêu nội dung bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước
- Điều 27. Chỉ tiêu nội dung bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện nhà nước
- Điều 28. Nội dung tập bản đồ hành chính nhà nước
- Điều 29. Nội dung bản đồ hành chính khác