Mục 4 Chương 2 Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
Mục 4. BIÊN TẬP HOÀN THIỆN BẢN TÁC GIẢ BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
Điều 30. Ký hiệu bản đồ hành chính các cấp
1. Ký hiệu, màu sắc và mẫu chữ của bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước tỷ lệ 1:1.000.000 quy định tại Phụ lục 2 và 3 kèm theo Thông tư này.
Bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước các tỷ lệ khác được phép thay đổi lực nét, kích thước ký hiệu và giữ nguyên màu sắc, kiểu ký hiệu.
2. Ký hiệu, màu sắc và mẫu chữ của bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện nhà nước được quy định tại Phụ lục 6 và 7 kèm theo Thông tư này.
Bản đồ hành chính cấp huyện nhà nước tùy thuộc tỷ lệ bản đồ được phép thay đổi kích thước, lực nét ký hiệu và giữ nguyên màu sắc, kiểu ký hiệu; trong trường hợp cụ thể được thiết kế bổ sung ký hiệu các đối tượng địa lý không có trong Phụ lục 6 và 7 kèm theo Thông tư này.
3. Ký hiệu tập bản đồ hành chính nhà nước, các bản đồ hành chính khác được phép thay đổi kích thước và màu sắc thể hiện nhưng phải đảm bảo các nguyên tắc trình bày bản đồ và trên cơ sở:
a) Phụ lục 2 và 3 đối với bản đồ hành chính toàn quốc;
b) Phụ lục 6 và 7 đối với bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện.
Điều 31. Biên tập hoàn thiện bản tác giả
1. Biên tập trình bày lại một số yếu tố nội dung bản tác giả dạng số cho phù hợp với bản đồ in trên giấy theo nội dung sau:
a) Ngắt nét, dịch tách các ký hiệu cùng màu sắc để đảm bảo độ đọc, bao gồm: Ngắt nét đường bình độ khi đi qua ghi chú độ cao bình độ; ngắt nét đường giao thông khi đi qua các ký hiệu điểm độ cao;
Khi các đường biên giới quốc gia, địa giới hành chính trùng với các đối tượng hình tuyến (sông, suối, kênh mương, đường giao thông) được thể hiện 1 nét trên bản đồ thì trình bày so le theo các đối tượng này; các đường biên giới quốc gia và địa giới hành chính giữa sông 2 nét được phép vẽ thành đốt địa giới cách đoạn nhưng vẫn đảm bảo ở giữa sông, kênh; độ dài các đốt khoảng từ 1 đến 3 ký hiệu; cách đoạn gấp 2 lần đốt địa giới tại đó. Trong trường hợp đặc biệt có thể thay đổi cho phù hợp đảm bảo tính rõ ràng của đường biên giới quốc gia và địa giới hành chính.
b) Làm nền che cho các ký hiệu;
c) Điều chỉnh các phông chữ ghi chú bản đồ phù hợp với phông chữ của phần mềm chế bản để đảm bảo chữ không bị lỗi phông khi in.
2. In phun, kiểm tra, sửa chữa.
3. In bản tác giả, xác nhận của đơn vị nghiệm thu cấp chủ đầu tư.
4. Bản tác giả phải được xác nhận của đơn vị nghiệm thu và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về thể hiện yếu tố chuyên môn mới đủ điều kiện xuất bản.
Điều 32. Kiểm tra nghiệm thu
1. Công tác kiểm tra nghiệm thu chất lượng sản phẩm bản đồ hành chính các cấp thực hiện theo Thông tư số 02/2007/TT-BTNMT ngày 12 tháng 02 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn kiểm tra, thẩm định và nghiệm thu công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ.
2. Nội dung kiểm tra nghiệm thu sản phẩm
Kiểm tra nghiệm thu sản phẩm bản đồ hành chính các cấp được thực hiện theo từng hạng mục công việc của các sản phẩm sau:
a) Kiểm tra nghiệm thu bản tác giả dạng số;
b) Kiểm tra nghiệm thu bản tác giả trên giấy.
Điều 33. Sản phẩm giao nộp và quy cách đóng gói
1. Giao nộp sản phẩm
a) Bản tác giả dạng số kèm theo các tệp chuẩn;
b) Bản tác giả in trên giấy có xác nhận của chủ đầu tư, đơn vị kiểm tra cấp chủ đầu tư và đơn vị thực hiện;
c) Hồ sơ kiểm tra, nghiệm thu sản phẩm cấp đơn vị thi công và cấp chủ đầu tư.
2. Quy cách đóng gói
a) Dữ liệu bản tác giả dạng số và các tệp chuẩn được ghi vào đĩa CD-ROM hoặc DVD; các đĩa phải có chất lượng tốt và chỉ ghi được 1 lần; trong mỗi đĩa phải có các tệp: thư mục nguồn lưu, thư viện ký hiệu, quy định phân lớp được sử dụng;
b) Thông tin trên vỏ và nhãn đĩa CD-ROM hoặc DVD bao gồm: số thứ tự đĩa, tên đơn vị hành chính, tỷ lệ bản đồ, thời gian thực hiện và đơn vị thi công, tên đơn vị kiểm tra nghiệm thu sản phẩm, ngày ghi đĩa, các thông tin kỹ thuật sản phẩm;
Các thông tin kỹ thuật sản phẩm bao gồm: lưới chiếu, kinh tuyến trục, phương pháp công nghệ thành lập;
c) Sản phẩm trên giấy phải được sắp xếp theo trình tự và đựng trong bao bì làm bằng chất liệu có độ bền cao. Trên bao bì ghi các thông tin như quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Thông tư 47/2014/TT-BTNMT quy định kỹ thuật thành lập bản đồ hành chính các cấp do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Các loại bản đồ hành chính các cấp
- Điều 5. Cơ sở toán học bản đồ hành chính các cấp
- Điều 6. Độ chính xác bản đồ hành chính các cấp
- Điều 7. Nội dung bản đồ hành chính các cấp
- Điều 8. Các công việc thành lập bản đồ hành chính các cấp
- Điều 9. Tài liệu thành lập bản đồ hành chính các cấp
- Điều 10. Thành lập mới và tái bản bản đồ hành chính các cấp
- Điều 11. Biên tập khoa học
- Điều 12. Xác định tỷ lệ bản đồ
- Điều 13. Xác định bố cục bản đồ
- Điều 14. Xây dựng đề cương biên tập khoa học
- Điều 15. Biên tập kỹ thuật
- Điều 16. Thu thập, đánh giá tài liệu
- Điều 17. Xây dựng kế hoạch biên tập chi tiết
- Điều 18. Thiết kế thư viện ký hiệu, phân lớp các yếu tố nội dung
- Điều 19. Xây dựng bản tác giả dạng số
- Điều 20. Chuẩn bị tài liệu
- Điều 21. Xây dựng cơ sở toán học
- Điều 22. Biên tập các yếu tố nội dung
- Điều 23. Điều tra hiện chỉnh thực địa
- Điều 24. Cập nhật kết quả điều tra
- Điều 25. Chuẩn hóa nội dung bản tác giả dạng số
- Điều 26. Chỉ tiêu nội dung bản đồ hành chính toàn quốc nhà nước
- Điều 27. Chỉ tiêu nội dung bản đồ hành chính cấp tỉnh, huyện nhà nước
- Điều 28. Nội dung tập bản đồ hành chính nhà nước
- Điều 29. Nội dung bản đồ hành chính khác