Điều 23 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
Điều 23. Thi hành quyết định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện
1. Việc gửi quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp điện để tổ chức thi hành thực hiện theo quy định tại Điều 71 và Điều 73 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn thi hành; tổ chức, cá nhân có hành vi trộm cắp điện phải thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi trộm cắp điện (bao gồm cả mọi chi phí phát sinh do hành vi vi phạm gây ra) theo quy định tại
2. Trong quá trình thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi trộm cắp điện nhưng sau đó lại phát hiện có dấu hiệu tội phạm, người có thẩm quyền phải ra Quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ vụ vi phạm cho cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hình sự theo quy định tại Điều 62 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung) và các văn bản hướng dẫn thi hành.
3. Trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng hình sự ra một trong các quyết định không khởi tố vụ án hình sự, quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự, quyết định đình chỉ điều tra, quyết định đình chỉ vụ án, quyết định đình chỉ vụ án đối với bị can, miễn trách nhiệm hình sự theo bản án nếu hành vi có dấu hiệu vi phạm hành chính và chuyển hồ sơ vụ vi phạm đến người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại khoản 3 Điều 62 và Điều 63 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung), người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính có trách nhiệm ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo mức phạt tiền quy định tại điểm b khoản 8 Điều 12 Nghị định số 134/2013/NĐ-CP (đã được sửa đổi, bổ sung theo quy định tại khoản 15 Điều
2 Nghị định số 17/2022/NĐ-CP). Trường hợp không ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính (đã được sửa đổi, bổ sung), người có thẩm quyền phải ra Quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện theo quy định.
4. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện phải chấp hành quyết định trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận quyết định; trường hợp quyết định có ghi thời hạn thi hành nhiều hơn 10 ngày thì thực hiện theo thời hạn đó.
5. Trường hợp tổ chức, cá nhân vi phạm hành chính không tuân thủ quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì người có thẩm quyền chịu trách nhiệm tổ chức thi hành cưỡng chế quy định tại Nghị định số 166/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định về cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính hoặc các văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế sau này.
Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 42/2022/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đặng Hoàng An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 37 đến số 38
- Ngày hiệu lực: 16/02/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực
- Điều 5. Tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực
- Điều 6. Tập huấn, sát hạch, cấp thẻ, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực
- Điều 7. Mẫu thẻ và thời hạn sử dụng thẻ Kiểm tra viên điện lực
- Điều 8. Trách nhiệm của Kiểm tra viên điện lực
- Điều 9. Hình thức kiểm tra
- Điều 10. Quy định chung về hoạt động kiểm tra của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực
- Điều 11. Quy định chung về hoạt động kiểm tra của Kiểm tra viên điện lực
- Điều 12. Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực
- Điều 13. Nội dung kiểm tra sử dụng điện
- Điều 14. Nội dung kiểm tra bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực
- Điều 15. Trình tự kiểm tra của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực
- Điều 16. Trình tự kiểm tra của đơn vị phân phối điện, truyền tải điện, bán buôn điện, bán lẻ điện
- Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quá trình kiểm tra có phát hiện hệ thống đo đếm điện năng có bất thường
- Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi kiểm tra, xử lý hành vi trộm cắp điện
- Điều 19. Hồ sơ hoạt động kiểm tra
- Điều 20. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm
- Điều 21. Phương pháp xác định số tiền trộm cắp điện từ sản lượng điện năng trộm cắp
- Điều 22. Số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi trộm cắp điện và bồi thường thiệt hại
- Điều 23. Thi hành quyết định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện
- Điều 24. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
- Điều 25. Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
- Điều 26. Trách nhiệm các bên liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
- Điều 27. Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bồi thường thiệt hại
- Điều 28. Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên bán điện
- Điều 29. Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên mua điện