Điều 15 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
1. Kiểm tra theo kế hoạch
Căn cứ kế hoạch kiểm tra hàng năm đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hoạt động kiểm tra theo kế hoạch được tiến hành theo trình tự sau:
a) Ban hành Quyết định kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm các nội dung chính sau đây: ngày, tháng, năm ban hành Quyết định; căn cứ ban hành quyết định; đối tượng kiểm tra; thời kỳ kiểm tra, nội dung, phạm vi kiểm tra, thời hạn tiến hành kiểm tra; thành phần đoàn kiểm tra, quyền hạn và trách nhiệm của đoàn kiểm tra; quyền hạn và trách nhiệm của đối tượng được kiểm tra (nếu cần thiết);
b) Đoàn kiểm tra hoặc đơn vị được giao chủ trì thực hiện có trách nhiệm trình người có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch tiến hành kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
c) Đơn vị chủ trì kiểm tra phải có văn bản thông báo cụ thể chương trình kiểm tra cho bên được kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm các nội dung chính như nội dung kiểm tra, thời gian tiến hành kiểm tra, kèm theo các tài liệu đơn vị phải chuẩn bị phục vụ đoàn kiểm tra (trường hợp đề cương yêu cầu báo cáo không được ban hành kèm theo Quyết định kiểm tra thì phải được ban hành kèm theo Công văn thông báo kiểm tra). Chậm nhất 07 ngày làm việc trước ngày thực hiện kiểm tra, Công văn thông báo kèm theo Quyết định kiểm tra và đề cương yêu cầu báo cáo phải được gửi cho đối tượng được kiểm tra;
d) Đoàn kiểm tra thực hiện kiểm tra theo Quyết định kiểm tra và kế hoạch tiến hành kiểm tra đã được phê duyệt. Kết thúc cuộc kiểm tra, Đoàn kiểm tra và đối tượng được kiểm tra phải lập Biên bản làm việc theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này. Biên bản được lập thành 02 bản, bên kiểm tra giữ 01 bản, bên được kiểm tra giữ 01 bản. Nếu bên được kiểm tra không thống nhất với nội dung ghi trong Biên bản thì được quyền ghi ý kiến của mình vào phần cuối biên bản. Biên bản phải có đủ chữ ký của đại diện bên kiểm tra, đại diện của bên được kiểm tra (nếu không ký được thì có thể điểm chỉ) và của người chứng kiến (nếu có). Trường hợp bên được kiểm tra không chịu ký hoặc điểm chỉ vào biên bản, người lập biên bản phải ghi rõ lý do bên được kiểm tra không ký hoặc điểm chỉ vào biên bản. Biên bản này vẫn có giá trị pháp lý để xử lý khi có chữ ký của đại diện chính quyền địa phương hoặc công an hoặc ít nhất
01 người chứng kiến có đầy đủ năng lực hành vi dân sự xác nhận việc cá nhân, tổ chức vi phạm không ký vào biên bản;
đ) Trường hợp phát hiện hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, ngoài việc lập Biên bản làm việc, đoàn kiểm tra phải lập Biên bản vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 12 Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính;
e) Chậm nhất 10 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra có trách nhiệm báo cáo người ra Quyết định kiểm tra. Báo cáo kết quả kiểm tra theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này bao gồm các nội dung chính sau đây: Khái quát chung về đối tượng được kiểm tra; kết quả kiểm tra theo đề cương; các biện pháp đã xử lý theo thẩm quyền (nếu có); kiến nghị của đối tượng được kiểm tra (nếu có); kiến nghị của đoàn kiểm tra;
g) Trường hợp cần thiết, người ra Quyết định kiểm tra ban hành Kết luận kiểm tra hoặc Công văn chỉ đạo đối tượng được kiểm tra thực hiện các kiến nghị của đoàn kiểm tra (theo mẫu quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này);
h) Trường hợp đoàn kiểm tra phải lập Biên bản vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính, thủ trưởng cơ quan chủ trì kiểm tra xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển biên bản vi phạm hành chính kèm theo Hồ sơ và tang vật, phương tiện (nếu có) của vụ vi phạm đến người có thẩm quyền theo quy định.
2. Kiểm tra đột xuất
a) Việc kiểm tra đột xuất được thực hiện ngay sau khi có Quyết định thành lập Đoàn kiểm tra và không phải thông báo trước thời gian, nội dung kiểm tra cho đối tượng được kiểm tra;
b) Quy định về Đoàn kiểm tra, thời gian kiểm tra, Biên bản làm việc, báo cáo kết quả kiểm tra và Kết luận kiểm tra hoặc Công văn chỉ đạo (nếu có) thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g và điểm h khoản 1 Điều này và
Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 42/2022/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đặng Hoàng An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 37 đến số 38
- Ngày hiệu lực: 16/02/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực
- Điều 5. Tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực
- Điều 6. Tập huấn, sát hạch, cấp thẻ, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực
- Điều 7. Mẫu thẻ và thời hạn sử dụng thẻ Kiểm tra viên điện lực
- Điều 8. Trách nhiệm của Kiểm tra viên điện lực
- Điều 9. Hình thức kiểm tra
- Điều 10. Quy định chung về hoạt động kiểm tra của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực
- Điều 11. Quy định chung về hoạt động kiểm tra của Kiểm tra viên điện lực
- Điều 12. Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực
- Điều 13. Nội dung kiểm tra sử dụng điện
- Điều 14. Nội dung kiểm tra bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực
- Điều 15. Trình tự kiểm tra của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực
- Điều 16. Trình tự kiểm tra của đơn vị phân phối điện, truyền tải điện, bán buôn điện, bán lẻ điện
- Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quá trình kiểm tra có phát hiện hệ thống đo đếm điện năng có bất thường
- Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi kiểm tra, xử lý hành vi trộm cắp điện
- Điều 19. Hồ sơ hoạt động kiểm tra
- Điều 20. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm
- Điều 21. Phương pháp xác định số tiền trộm cắp điện từ sản lượng điện năng trộm cắp
- Điều 22. Số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi trộm cắp điện và bồi thường thiệt hại
- Điều 23. Thi hành quyết định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện
- Điều 24. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
- Điều 25. Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
- Điều 26. Trách nhiệm các bên liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
- Điều 27. Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bồi thường thiệt hại
- Điều 28. Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên bán điện
- Điều 29. Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên mua điện