Điều 17 Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
1. Trường hợp trong quá trình kiểm tra sử dụng điện, bên kiểm tra phát hiện công tơ điện bị mất, hệ thống đo đếm điện năng bị hư hỏng, sai lệch vị trí hoặc có dấu hiệu không bình thường phải ghi rõ hiện trạng và kiến nghị biện pháp xử lý trong Biên bản làm việc (đối với hoạt động kiểm tra của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực) hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện (đối với hoạt động kiểm tra của Kiểm tra viên điện lực).
2. Việc tháo gỡ thiết bị đo đếm điện năng để kiểm tra trong trường hợp hệ thống đo đếm điện năng bị hư hỏng hoặc có dấu hiệu không bình thường phải thực hiện các quy định sau:
a) Thông báo cho bên bán điện về việc tháo gỡ hệ thống đo đếm điện năng để bên bán điện biết và cử người thực hiện;
b) Phải giữ nguyên niêm phong của tổ chức kiểm định. Thiết bị đo đếm điện, niêm phong khác phải được thu giữ, bao gói và niêm phong (Giấy niêm phong phải có chữ ký của Kiểm tra viên điện lực hoặc công chức, viên chức đang thi hành công vụ, đại diện bên mua điện và bên bán điện). Trường hợp bên mua điện từ chối ký niêm phong, bên kiểm tra phải lấy chữ ký của 01 người chứng kiến có đầu đủ năng lực hành vi dân sự hoặc đại diện chính quyền địa phương hoặc công an chứng kiến việc đại diện bên mua điện không ký giấy niêm phong;
c) Lập Biên bản làm việc (đối với hoạt động kiểm tra của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực) hoặc Biên bản kiểm tra sử dụng điện (đối với hoạt động kiểm tra của Kiểm tra viên điện lực), trong đó, phải ghi rõ thời gian, địa điểm kiểm tra, mô tả chi tiết hiện trạng, biểu hiện không bình thường của hệ thống đo đếm điện năng và lý do tháo hệ thống đo đếm điện năng.
3. Sau khi kết thúc kiểm tra, khi thực hiện công tác kiểm định thiết bị đo đếm điện tại tổ chức kiểm định, các bên liên quan có trách nhiệm cùng chứng kiến việc kiểm tra, xác minh thiết bị đo đếm điện của tổ chức kiểm định, nếu vắng mặt trong quá trình kiểm tra mà không có lý do chính đáng thì vẫn phải công nhận kết quả kiểm tra.
4. Cách xác định sản lượng điện năng trong trường hợp thiết bị đo đếm điện không chính xác so với tiêu chuẩn quy định, hệ thống thiết bị đo đếm điện bị hư hỏng làm cho công tơ điện ngừng hoạt động, công tơ điện bị mất được thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 20 Nghị định số 137/2013/NĐ - CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.
Thông tư 42/2022/TT-BCT quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 42/2022/TT-BCT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 30/12/2022
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đặng Hoàng An
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 37 đến số 38
- Ngày hiệu lực: 16/02/2023
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Kiểm tra viên điện lực
- Điều 5. Tiêu chuẩn Kiểm tra viên điện lực
- Điều 6. Tập huấn, sát hạch, cấp thẻ, thu hồi thẻ Kiểm tra viên điện lực
- Điều 7. Mẫu thẻ và thời hạn sử dụng thẻ Kiểm tra viên điện lực
- Điều 8. Trách nhiệm của Kiểm tra viên điện lực
- Điều 9. Hình thức kiểm tra
- Điều 10. Quy định chung về hoạt động kiểm tra của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực
- Điều 11. Quy định chung về hoạt động kiểm tra của Kiểm tra viên điện lực
- Điều 12. Nội dung kiểm tra hoạt động điện lực
- Điều 13. Nội dung kiểm tra sử dụng điện
- Điều 14. Nội dung kiểm tra bảo vệ an toàn công trình điện lực và lưới điện của Kiểm tra viên điện lực
- Điều 15. Trình tự kiểm tra của cơ quan chuyên môn có thẩm quyền quản lý nhà nước trong lĩnh vực điện lực
- Điều 16. Trình tự kiểm tra của đơn vị phân phối điện, truyền tải điện, bán buôn điện, bán lẻ điện
- Điều 17. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong quá trình kiểm tra có phát hiện hệ thống đo đếm điện năng có bất thường
- Điều 18. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khi kiểm tra, xử lý hành vi trộm cắp điện
- Điều 19. Hồ sơ hoạt động kiểm tra
- Điều 20. Chuyển hồ sơ vụ vi phạm
- Điều 21. Phương pháp xác định số tiền trộm cắp điện từ sản lượng điện năng trộm cắp
- Điều 22. Số lợi bất hợp pháp có được từ hành vi trộm cắp điện và bồi thường thiệt hại
- Điều 23. Thi hành quyết định xử phạt và biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi trộm cắp điện
- Điều 24. Thẩm quyền giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
- Điều 25. Trình tự giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
- Điều 26. Trách nhiệm các bên liên quan trong giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện
- Điều 27. Phạt vi phạm nghĩa vụ hợp đồng và bồi thường thiệt hại
- Điều 28. Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên bán điện
- Điều 29. Phương pháp tính giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm đối với hành vi vi phạm của bên mua điện