Điều 3 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động dầu khí là việc thực hiện các công việc:
a) Tìm kiếm, thăm dò, phát triển mỏ, thu dọn công trình dầu khí.
b) Xây dựng, lắp đặt, vận hành công trình khai thác dầu khí, lọc dầu, hóa dầu, xử lý và chế biến dầu khí, tàng trữ, vận chuyển sản phẩm dầu khí.
c) Dịch vụ kỹ thuật phục vụ trực tiếp cho các công việc tại điểm a, b của khoản này.
2. Rủi ro cá nhân hàng năm (Individual risk per annum - IRPA) là giá trị rủi ro tử vong trung bình hàng năm của một cá nhân khi làm việc tại khu vực công trình.
3. Rủi ro cá nhân (IR) là xác suất rủi ro dự đoán cho một người trong trường hợp xảy ra sự cố/tai nạn. Thể hiện qua hai đại lượng rủi ro cá nhân hàng năm và tần suất tử nạn.
4. Rủi ro cá nhân theo vị trí (LSIR - Location Specific Individual Risk) là rủi ro cá nhân tại từng vị trí do tác động từ hoạt động của hệ thống công nghệ của công trình.
5. Rủi ro theo nhóm là rủi ro do công trình gây ra cho nhóm người làm việc tại công trình hay nhóm người không làm việc nhưng có mặt xung quanh công trình.
6. Khả năng tổn thất sinh mạng (PLL - Potential Loss of Life): Là số người tử vong dự đoán (trong một năm) gây ra do tai nạn/sự cố. PLL được dùng để xác định và phân loại các nguồn rủi ro chính, tác động lên toàn cục hay rủi ro xã hội và giúp đo đạc các thay đổi của rủi ro khi có thay đổi trong các hoạt động vận hành và thay đổi trong phương tiện/thiết bị trong suốt thời hạn hoạt động của công trình.
7. Ma trận rủi ro là ma trận 02 chiều, gồm tần suất xảy ra tai nạn/sự cố (IPF) và mức độ nghiêm trọng của hậu quả khi tai nạn/sự cố đó xảy ra (IPI).
Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thời điểm xây dựng các tài liệu quản lý an toàn
- Điều 5. Yêu cầu mô tả tổng quan về Dự án, công trình trong tài liệu quản lý an toàn
- Điều 6. Chính sách và mục tiêu về an toàn
- Điều 7. Tổ chức công tác an toàn, phân cấp trách nhiệm về công tác an toàn
- Điều 8. Chương trình huấn luyện an toàn; yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người lao động
- Điều 9. Đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn - Sức khỏe - Môi trường bao gồm các nội dung sau:
- Điều 10. Quản lý nhà thầu
- Điều 11. Xác định mục đích, phạm vi của báo cáo
- Điều 12. Mức rủi ro được chấp nhận
- Điều 13. Phương pháp luận đánh giá rủi ro
- Điều 14. Nhận diện các mối nguy
- Điều 15. Đánh giá rủi ro định tính
- Điều 16. Đánh giá rủi ro định lượng
- Điều 17. Biện pháp giảm thiểu
- Điều 18. Kết luận và kiến nghị
- Điều 19. Xác định và phân loại các tình huống khẩn cấp
- Điều 20. Tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm trong tình huống khẩn cấp
- Điều 21. Hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm
- Điều 22. Quy trình ứng cứu các tình huống khẩn cấp
- Điều 23. Nguồn lực phục vụ ứng cứu khẩn cấp
- Điều 24. Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan
- Điều 25. Huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp
- Điều 26. Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố, tai nạn