Chương 3 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Điều 11. Xác định mục đích, phạm vi của báo cáo
1. Mục đích của báo cáo để đánh giá và định lượng các rủi ro trong hoạt động của tổ chức, cá nhân nhằm kiểm soát hiệu quả và đề xuất biện pháp giảm thiểu các rủi ro trong suốt quá trình hoạt động từ khâu thiết kế đến xây dựng, chạy thử, vận hành và hủy bỏ công trình.
2. Phạm vi của báo cáo gồm:
a) Đánh giá rủi ro định tính và định lượng các rủi ro đối với con người.
b) So sánh rủi ro của các hoạt động với mức rủi ro chấp nhận được.
c) Đề xuất biện pháp giảm thiểu rủi ro.
Điều 12. Mức rủi ro được chấp nhận
1. Mức rủi ro được chấp nhận xác định trước khi tiến hành phân tích rủi ro, là cơ sở cho quá trình đánh giá và giảm thiểu rủi ro.
2. Mức rủi ro được chấp nhận cho đánh giá định lượng rủi ro trong hoạt động dầu khí được quy định tại Thông tư số 50/2012/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về mức rủi ro chấp nhận được trong đánh giá định lượng rủi ro cho các hoạt động dầu khí, xăng dầu, hóa chất và nhiệt điện QCVN 11:2012/BCT
3. Mức rủi ro được chấp nhận (riêng) của tổ chức, cá nhân có thể được phép áp dụng với điều kiện mức rủi ro không được lớn hơn mức rủi ro được quy định tại QCVN 11:2012/BCT.
Điều 13. Phương pháp luận đánh giá rủi ro
1. Đánh giá rủi ro định tính
2. Đánh giá rủi ro định lượng
Điều 14. Nhận diện các mối nguy
1. Nhận diện các mối nguy là xác định các mối nguy hiểm tiềm ẩn có thể xảy ra khi hoạt động dầu khí, gây nguy hại cho con người, tài sản, môi trường.
2. Các mối nguy tiềm ẩn có thể phát sinh từ tất cả các hạng mục công trình, hệ thống công nghệ và các hoạt động ở các giai đoạn hoạt động dầu khí.
3. Tổ chức, cá nhân phải trình bày các mối nguy làm cơ sở để đánh giá rủi ro định tính và rủi ro định lượng.
Điều 15. Đánh giá rủi ro định tính
1. Xây dựng ma trận rủi ro để phân tích, đánh giá mức rủi ro cho các mối nguy được nhận diện. Căn cứ vào chính sách, mục tiêu an toàn và đặc thù hoạt động dầu khí, hai chiều của ma trận có nhiều mức, không nhỏ hơn 3. Chi tiết tham khảo theo mẫu tại Phụ lục II Thông tư này.
2. Kết quả đánh giá rủi ro định tính được trình bày dạng bảng phân loại mức rủi ro, trong đó liệt kê tất cả các mối nguy nhận diện được, mức rủi ro ban đầu, các biện pháp kiểm soát, giảm thiểu rủi ro và mức rủi ro còn lại sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu. Mức rủi ro được xác định từ ma trận rủi ro.
3. Mẫu bảng phân loại mức rủi ro theo Phụ lục III Thông tư này.
Điều 16. Đánh giá rủi ro định lượng
1. Yêu cầu của đánh giá rủi ro định lượng
a) Quy trình đánh giá định lượng rủi ro được thực hiện theo QCVN 11: 2012/BCT.
b) Được thực hiện bằng phần mềm chuyên dụng, có bản quyền và tính được tần suất, mô hình hậu quả và mức rủi ro cá nhân.
c) Mức rủi ro cá nhân phải so sánh với mức rủi ro chấp nhận được quy định tại
2. Rà soát, lựa chọn các mối nguy để đánh giá rủi ro định lượng
3. Phân tích tần suất
a) Xác định dữ liệu tần suất gốc từng mối nguy: nguồn dữ liệu, các phân đoạn công nghệ tương ứng và các hệ số hiệu chỉnh;
b) Kết quả tính toán tần suất cho từng mối nguy đã lựa chọn.
4. Mô hình hậu quả
a) Các dạng thức mô hình hậu quả được phân tích và các thông tin đầu vào liên quan.
b) Kết quả mô hình hóa hậu quả được trình bày dạng bảng và hình ảnh tương ứng với các phân đoạn công nghệ của từng mối nguy.
5. Tính toán mức rủi ro
6. Kết quả đánh giá rủi ro định lượng bao gồm rủi ro cá nhân và rủi ro theo nhóm:
a) Rủi ro cá nhân: Thể hiện qua mức rủi ro cá nhân hàng năm (IRPA).
b) Rủi ro theo nhóm: Thể hiện qua đại lượng khả năng tổn thất sinh mạng.
c) Tính toán mức rủi ro cá nhân cao nhất và mức rủi ro cá nhân trung bình.
d) So sánh mức rủi ro tính toán được với mức rủi ro được chấp nhận theo quy định tại
Các biện pháp giảm thiểu đối với rủi ro, bao gồm:
1. Biện pháp giảm thiểu tần suất xảy ra tai nạn, sự cố.
2. Biện pháp giảm thiểu hậu quả:
a) Liên quan đến thiết kế, khả năng chịu tải và chống lửa thụ động của cấu trúc.
b) Liên quan đến hệ thống an toàn, hỗ trợ và hệ thống phòng cháy chữa cháy chủ động.
c) Liên quan đến hệ thống thiết bị dự phòng và hệ thống tổ chức trong các trường hợp khẩn cấp.
d) Các biện pháp khác.
3. Mức rủi ro sau khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu phải đáp ứng mức rủi ro được chấp nhận.
Điều 18. Kết luận và kiến nghị
1. Kết luận
a) Tóm lược kết quả quan trọng trong quá trình phân tích, đánh giá các nguy cơ, và mức rủi ro cao nhất được so sánh.
b) Báo cáo kết quả thực hiện các kiến nghị của báo cáo đánh giá rủi ro của dự án, công trình trước đó (nếu có).
2. Kiến nghị
Căn cứ trên kết quả đánh giá, đề xuất các giải pháp về kỹ thuật và quản lý để khắc phục các tồn tại nhằm giảm thiểu rủi ro cũng như tăng cường hiệu quả quản lý.
Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thời điểm xây dựng các tài liệu quản lý an toàn
- Điều 5. Yêu cầu mô tả tổng quan về Dự án, công trình trong tài liệu quản lý an toàn
- Điều 6. Chính sách và mục tiêu về an toàn
- Điều 7. Tổ chức công tác an toàn, phân cấp trách nhiệm về công tác an toàn
- Điều 8. Chương trình huấn luyện an toàn; yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người lao động
- Điều 9. Đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn - Sức khỏe - Môi trường bao gồm các nội dung sau:
- Điều 10. Quản lý nhà thầu
- Điều 11. Xác định mục đích, phạm vi của báo cáo
- Điều 12. Mức rủi ro được chấp nhận
- Điều 13. Phương pháp luận đánh giá rủi ro
- Điều 14. Nhận diện các mối nguy
- Điều 15. Đánh giá rủi ro định tính
- Điều 16. Đánh giá rủi ro định lượng
- Điều 17. Biện pháp giảm thiểu
- Điều 18. Kết luận và kiến nghị
- Điều 19. Xác định và phân loại các tình huống khẩn cấp
- Điều 20. Tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm trong tình huống khẩn cấp
- Điều 21. Hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm
- Điều 22. Quy trình ứng cứu các tình huống khẩn cấp
- Điều 23. Nguồn lực phục vụ ứng cứu khẩn cấp
- Điều 24. Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan
- Điều 25. Huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp
- Điều 26. Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố, tai nạn