Chương 2 Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Điều 6. Chính sách và mục tiêu về an toàn
1. Giới thiệu về hệ thống quản lý An toàn - Sức khỏe - Môi trường, các chương trình được áp dụng cho hoạt động dầu khí tại dự án, công trình.
2. Chính sách và Mục tiêu về An toàn - Sức khỏe - Môi trường cụ thể cho các hoạt động, bao gồm:
a) Về an toàn: Số tai nạn, sự cố trong 01 năm hoặc thời gian thực hiện hoạt động (nếu ngắn hơn 01 năm); thời gian ngừng làm việc do sự cố/tai nạn gây ra (Lost Time Injury - LTI); tổng các sự cố/tai nạn ghi nhận được (Total Recordable Incident Frequency Rate - TRIFR).
b) Về môi trường: Cam kết không để xảy ra sự cố về môi trường; giảm thiểu rác thải nguy hại.
c) Về hệ thống quản lý: Kế hoạch và quy trình An toàn - Sức khỏe - Môi trường; Soát xét hiệu quả An toàn - Sức khỏe - Môi trường; Điều tra và báo cáo tai nạn/sự cố.
3. Chính sách và mục tiêu phải phù hợp với năng lực của tổ chức, cá nhân và quy định của pháp luật.
4. Cam kết thực hiện các biện pháp để đạt được các mục tiêu.
Điều 7. Tổ chức công tác an toàn, phân cấp trách nhiệm về công tác an toàn
1. Sơ đồ tổ chức nhân sự liên quan đến công tác an toàn trong đó có bộ phận an toàn, vệ sinh lao động; bộ phận y tế; hội đồng an toàn, vệ sinh lao động theo quy định.
2. Phân cấp trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ của các bộ phận, cá nhân liên quan đến công tác an toàn.
3. Các kênh báo cáo, bao gồm báo cáo cho cơ quan quản lý nhà nước theo quy định và báo cáo nội bộ.
1. Chương trình huấn luyện an toàn, ứng cứu khẩn cấp chi tiết cho các đối tượng, vị trí làm việc theo quy định và yêu cầu của ngành nghề dầu khí, bao gồm:
a) Các lĩnh vực, đối tượng cần phải được huấn luyện an toàn.
b) Nội dung, thời gian huấn luyện cho từng đối tượng.
c) Các chứng chỉ, chứng nhận sau khi hoàn thành khóa huấn luyện.
2. Yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm ứng với từng vị trí làm việc của người lao động theo quy định.
Điều 9. Đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn - Sức khỏe - Môi trường bao gồm các nội dung sau:
1. Bảng đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn - Sức khỏe - Môi trường gồm các nội dung chính sau:
a) Điều khoản, mục của các văn bản quy phạm pháp luật, các Điều ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên mà công trình, dự án phải thực hiện.
b) Tóm tắt nội dung phải chấp hành.
c) Hành động/Kế hoạch đáp ứng.
d) Hồ sơ chứng minh sự chấp hành.
đ) Thời điểm thực hiện.
e) Đánh giá kết quả thực hiện: Đạt hay không đạt. Trong trường hợp không đạt: Phân tích nguyên nhân; biện pháp khắc phục và thời hạn hoàn thành.
2. Danh mục Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, Tiêu chuẩn quốc gia, các quy định an toàn, các tiêu chuẩn khác phù hợp với thông lệ công nghiệp dầu khí quốc tế được chấp nhận chung về lĩnh vực An toàn - Sức khỏe - Môi trường được áp dụng tại dự án, công trình.
3. Danh mục các quy trình, quy định về vận hành, xử lý sự cố, bảo trì công trình, máy thiết bị, gồm:
a) Tên, ngày ban hành của Quy định, quy trình.
b) Tên, Ký hiệu, mã hiệu, ngày cập nhật của quy định, quy trình.
4. Danh mục các giấy phép, giấy chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật gồm các nội dung sau:
a) Tên các giấy phép, giấy chứng nhận.
b) Ngày cấp và hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận.
Nội dung quản lý nhà thầu bảo đảm kiểm soát được về công tác an toàn, sức khỏe, môi trường:
1. Quy định, quy trình quản lý, kiểm soát an toàn, sức khỏe, môi trường nhà thầu.
2. Năng lực về quản lý an toàn, sức khỏe, môi trường của các nhà thầu phải được kiểm soát và đảm bảo phù hợp với hệ thống quản lý an toàn của tổ chức, cá nhân hoạt động dầu khí.
3. Thỏa thuận, ký kết về an toàn của chủ đầu tư dự án, công trình với nhà thầu khi thực hiện công việc.
Thông tư 40/2018/TT-BCT quy định về xây dựng và nội dung các tài liệu quản lý an toàn trong hoạt động dầu khí do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Thời điểm xây dựng các tài liệu quản lý an toàn
- Điều 5. Yêu cầu mô tả tổng quan về Dự án, công trình trong tài liệu quản lý an toàn
- Điều 6. Chính sách và mục tiêu về an toàn
- Điều 7. Tổ chức công tác an toàn, phân cấp trách nhiệm về công tác an toàn
- Điều 8. Chương trình huấn luyện an toàn; yêu cầu về năng lực, trình độ và kinh nghiệm của người lao động
- Điều 9. Đánh giá sự tuân thủ pháp luật về An toàn - Sức khỏe - Môi trường bao gồm các nội dung sau:
- Điều 10. Quản lý nhà thầu
- Điều 11. Xác định mục đích, phạm vi của báo cáo
- Điều 12. Mức rủi ro được chấp nhận
- Điều 13. Phương pháp luận đánh giá rủi ro
- Điều 14. Nhận diện các mối nguy
- Điều 15. Đánh giá rủi ro định tính
- Điều 16. Đánh giá rủi ro định lượng
- Điều 17. Biện pháp giảm thiểu
- Điều 18. Kết luận và kiến nghị
- Điều 19. Xác định và phân loại các tình huống khẩn cấp
- Điều 20. Tổ chức, phân cấp trách nhiệm, trách nhiệm trong tình huống khẩn cấp
- Điều 21. Hệ thống báo cáo khi xảy ra sự cố, tai nạn hoặc xuất hiện các tình huống nguy hiểm
- Điều 22. Quy trình ứng cứu các tình huống khẩn cấp
- Điều 23. Nguồn lực phục vụ ứng cứu khẩn cấp
- Điều 24. Địa chỉ liên lạc và thông tin trong ứng cứu khẩn cấp với các bộ phận nội bộ và báo cáo các cơ quan quản lý có thẩm quyền liên quan
- Điều 25. Huấn luyện và diễn tập ứng cứu khẩn cấp
- Điều 26. Kế hoạch khôi phục hoạt động sau sự cố, tai nạn