Điều 16 Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
Điều 16. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
Khuyến khích các chủ rừng là hộ gia đình áp dụng phương thức khai thác chính theo quy định tại Điều này, trong trường hợp không đủ điều kiện để khai thác chính thì thực hiện theo quy định tại
1. Điều kiện khai thác: Có phương án khai thác rừng được phê duyệt theo quy định tại
2. Giao kế hoạch: Căn cứ thông báo sản lượng khai thác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giao kế hoạch khai thác cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện. Căn cứ phương án khai thác của các chủ rừng, Uỷ ban nhân dân cấp huyện giao kế hoạch khai thác theo địa bàn xã, Uỷ ban nhân dân cấp xã thông báo chi tiết khối lượng gỗ được khai thác cho các chủ rừng.
3. Thiết kế khai thác: Thực hiện theo hướng dẫn về thiết kế khai thác chọn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
4. Cấp phép khai thác:
Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp huyện. Hồ sơ gồm: Tờ trình đề nghị, thuyết minh thiết kế khai thác chọn, phiếu bài cây khai thác, biên bản xác nhận của Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã và bản đồ khu khai thác.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Uỷ ban nhân dân cấp huyện phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
Trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Uỷ ban nhân dân cấp huyện phê duyệt hồ sơ, cấp phép khai thác và trả kết quả cho chủ rừng; đồng thời gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Hạt Kiểm lâm sở tại và Uỷ ban nhân dân cấp xã. Thời hạn của giấy phép khai thác tối đa là 12 tháng kể từ ngày ban hành.
5. Tổ chức khai thác: Thực hiện như
6. Nghiệm thu sản phẩm: Gỗ đã chặt hạ được cắt ngọn, vận xuất ra bãi gom, chủ rừng hoặc đơn vị khai thác ghi số thứ tự vào đầu lóng gỗ, lập bảng kê lâm sản, đo đếm tính toán khối lượng. Sai số cho phép (tính cho toàn bộ khu khai thác) giữa tổng khối lượng gỗ đã khai thác thực tế so với khối lượng gỗ được cấp phép khai thác tối đa là 15%. Trường hợp, khối lượng gỗ vượt lớn hơn 15%, chủ rừng báo cáo kiểm lâm địa bàn kiểm tra làm rõ nguyên nhân, xác nhận, sau đó mới được phép nghiệm thu khối lượng gỗ vượt.
7. Quản lý khu rừng sau khai thác: khi hoàn thành hoặc hết thời hạn khai thác, chủ rừng báo cáo Kiểm lâm địa bàn hoặc cán bộ lâm nghiệp xã kiểm tra đánh giá tại thực địa. Căn cứ kết quả kiểm tra và việc khắc phục, xử lý những thiếu sót (nếu có), Ủy ban nhân dân cấp xã trình Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành quyết định đóng rừng sau khai thác. Sau khi có quyết định đóng rừng, chủ rừng phải thực hiện các biện pháp quản lý, bảo vệ, phục hồi khu rừng theo quy định.
Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 35/2011/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/05/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hứa Đức Nhị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 363 đến số 364
- Ngày hiệu lực: 04/07/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc, điều kiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ
- Điều 4. Đối tượng rừng và lâm sản được khai thác, tận thu
- Điều 7. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
- Điều 8. Khai thác rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại
- Điều 9. Khai thác rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ
- Điều 10. Khai thác tre, nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên.
- Điều 11. Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, hoặc sử dụng vào mục đích khác.
- Điều 12. Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, hay các hoạt động khai thác lâm sinh phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề
- Điều 13. Khai thác tận dụng những cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh
- Điều 14. Khai thác, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa trong rừng tự nhiên, rừng trồng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng)
- Điều 15. Khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm
- Điều 16. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
- Điều 17. Khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm
- Điều 18. Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại
- Điều 19. Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ
- Điều 20. Khai thác gỗ rừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây gỗ trồng phân tán
- Điều 20. Khai thác gỗ rừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây gỗ trồng phân tán
- Điều 22. Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, hoặc sử dụng vào mục đích khác
- Điều 23. Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh
- Điều 24. Khai thác tận dụng những cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh
- Điều 25. Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ, tre nứa trong rừng tự nhiên, rừng trồng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng)
- Điều 26. Trách nhiệm của chủ rừng và đơn vị khai thác
- Điều 27. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã
- Điều 28. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
- Điều 29. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 30. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 31. Trách nhiệm của Tổng cục Lâm nghiệp
- Điều 32. Nhiệm vụ của cơ quan kiểm lâm
- Điều 33. Chế độ báo cáo
- Điều 34. Điều khoản thi hành