Điều 12 Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
1. Điều kiện khai thác:
a) Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh:
Đối với rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại: phải có hồ sơ thiết kế hoặc dự án lâm sinh được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Đối với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ: Chủ rừng tự xây dựng và phê duyệt hồ sơ thiết kế hoặc dự án lâm sinh.
b) Khai thác phục vụ công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học: phải có kế hoạch đào tạo, dự án hoặc đề cương nghiên cứu khoa học được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Căn cứ hồ sơ thiết kế, dự án lâm sinh; dự án hoặc đề cương nghiên cứu khoa học, kế hoạch đào tạo đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, chủ rừng tự làm hoặc thuê tư vấn điều tra thực địa thu thập số liệu, đóng búa bài cây đối với những cây rừng tự nhiên được phép khai thác có D1.3m từ 25 cm trở lên, và lập bảng dự kiến sản phẩm khai thác.
3. Đăng ký khai thác:
a) Đối với rừng tự nhiên hoặc rừng trồng bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại:
Chủ rừng thuộc tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chủ rừng không thuộc tỉnh gửi 01 bộ hồ sơ về đơn vị quản lý cấp trên trực tiếp. Hồ sơ gồm: Bản đăng ký khai thác, hồ sơ thiết kế, dự án lâm sinh hoặc kế hoạch đào tạo, hoặc dự án, hay đề cương nghiên cứu khoa học và bảng dự kiến sản phẩm khai thác.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ cơ quan tiếp nhận hồ sơ phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
Trong thời gian 10 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu cơ quan có thẩm quyền không có ý kiến thì được khai thác tận dụng theo hồ sơ đã đăng ký.
b) Đối với rừng trồng do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ: Chủ rừng gửi 01 bộ hồ sơ về Ủy ban nhân dân cấp xã. Hồ sơ đăng ký như quy định tại điểm a khoản 3 Điều này.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, nếu chưa hợp lệ Ủy ban nhân dân cấp xã phải thông báo cho chủ rừng biết để bổ sung theo quy định.
Trong thời gian 5 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, nếu Uỷ ban nhân dân cấp xã không có ý kiến thì chủ rừng được khai thác tận dụng theo hồ sơ đăng ký.
Thông tư 35/2011/TT-BNNPTNT về hướng dẫn thực hiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- Số hiệu: 35/2011/TT-BNNPTNT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 20/05/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hứa Đức Nhị
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 363 đến số 364
- Ngày hiệu lực: 04/07/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc, điều kiện khai thác, tận thu gỗ và lâm sản ngoài gỗ
- Điều 4. Đối tượng rừng và lâm sản được khai thác, tận thu
- Điều 7. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
- Điều 8. Khai thác rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại
- Điều 9. Khai thác rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ
- Điều 10. Khai thác tre, nứa trong rừng sản xuất, rừng phòng hộ là rừng tự nhiên.
- Điều 11. Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, hoặc sử dụng vào mục đích khác.
- Điều 12. Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh, hay các hoạt động khai thác lâm sinh phục vụ công tác nghiên cứu khoa học và đào tạo nghề
- Điều 13. Khai thác tận dụng những cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh
- Điều 14. Khai thác, tận thu các loại lâm sản ngoài gỗ và tre nứa trong rừng tự nhiên, rừng trồng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng)
- Điều 15. Khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm
- Điều 16. Khai thác chính gỗ rừng tự nhiên
- Điều 17. Khai thác gỗ rừng tự nhiên phục vụ nhu cầu hàng năm
- Điều 18. Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn ngân sách, vốn viện trợ không hoàn lại
- Điều 19. Khai thác gỗ rừng trồng tập trung bằng vốn do chủ rừng tự đầu tư hoặc Nhà nước hỗ trợ
- Điều 20. Khai thác gỗ rừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây gỗ trồng phân tán
- Điều 20. Khai thác gỗ rừng trồng trong vườn nhà, trang trại và cây gỗ trồng phân tán
- Điều 22. Khai thác tận dụng trên diện tích giải phóng mặt bằng để xây dựng công trình, hoặc sử dụng vào mục đích khác
- Điều 23. Khai thác tận dụng trong quá trình thực hiện các biện pháp lâm sinh
- Điều 24. Khai thác tận dụng những cây gỗ đứng đã chết khô, chết cháy, cây đổ gãy và tận thu các loại gỗ nằm, gốc, rễ, cành nhánh
- Điều 25. Khai thác các loại lâm sản ngoài gỗ, tre nứa trong rừng tự nhiên, rừng trồng (trừ phân khu bảo vệ nghiêm ngặt của rừng đặc dụng)
- Điều 26. Trách nhiệm của chủ rừng và đơn vị khai thác
- Điều 27. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã
- Điều 28. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện
- Điều 29. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh
- Điều 30. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
- Điều 31. Trách nhiệm của Tổng cục Lâm nghiệp
- Điều 32. Nhiệm vụ của cơ quan kiểm lâm
- Điều 33. Chế độ báo cáo
- Điều 34. Điều khoản thi hành