Điều 40 Thông tư 30/2012/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 40. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát
1. Trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, khi làm thủ tục vận chuyển, hành khách phải có mặt tại quầy thủ tục xuất trình về hành khách hoặc thẻ lên tàu do hãng hàng không cấp (vé hoặc giấy tờ có giá trị như vé); giấy tờ sử dụng đi tàu bay theo quy định tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này. Nhân viên làm thủ tục phải kiểm tra, đối chiếu, đặt câu hỏi tối thiểu đối với hành khách, mẫu câu hỏi theo quy định tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư này. Khách đi theo nhóm phải làm thủ tục cho từng người một; vé, thẻ lên tàu phải ghi rõ họ tên của từng hành khách.
Đối với hành khách không có hành lý ký gửi, … thực hiện thủ tục vận chuyển cho hành khách bằng hệ thống điện tử thích hợp mà không yêu cầu hành khách phải có mặt tại quầy thủ tục. Phương án thực hiện phải được quy định rõ trong Chương trình an ninh hàng không của hãng hàng không.
2. Hành khách được phép ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục vận chuyển mà không phải trực tiếp có mặt tại quầy thủ tục trong trường hợp đoàn công tác của Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ, đoàn của cán bộ cao cấp nêu tại
3. Hành khách, hành lý xách tay phải được soi chiếu 100% bằng cổng từ, máy soi tia X. Trường hợp có nghi vấn phải tiếp tục kiểm tra bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác.
4. Tại mỗi điểm soi chiếu phải có buồng kiểm thể để tiến hành kiểm tra trực quan cơ thể người hoặc hành lý; có máy soi chiếu, cổng từ, máy dò kim loại cầm tay, dụng cụ, thiết bị phát hiện chất nổ, thiết bị thông tin Iiên lạc, các thiết bị, dụng cụ cần thiết khác và có đủ nhân viên an ninh hàng không để thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, điều hành bảo đảm hiệu quả và không gây ách tắc luồng hành khách.
5. Tại mỗi điểm soi chiếu phải bố trí nhân viên an ninh làm nhiệm vụ, cụ thể như sau:
a) Nhân viên kiểm tra giấy tờ đi tàu bay của hành khách;
b) Nhân viên hướng dẫn đặt hành lý, đồ vật của hành khách lên băng chuyền máy soi chiếu; hướng dẫn hành khách đi qua cổng từ; giám sát bảo đảm hành khách thực hiện việc kiểm tra soi chiếu đúng quy định;
c) Nhân viên kiểm tra hành khách bằng máy dò kim loại cầm tay, thiết bị phát hiện chất nổ, kiểm tra trực quan hành khách;
d) Nhân viên quan sát màn hình máy soi tia X; không làm việc liên tục quá 20 phút và thời gian quay trở lại công việc quan sát màn hình tối thiểu là 40 phút;
đ) Nhân viên tiếp nhận hành lý, đồ vật cần kiểm tra theo yêu cầu của nhân viên quan sát màn hình máy soi tia X và chuyển cho nhân viên kiểm tra trực quan;
e) Nhân viên kiểm tra trực quan hành lý xách tay, đồ vật;
g) Kíp trưởng chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành và giám sát toàn bộ công việc tại điểm kiểm tra; luân chuyển vị trí làm việc của các nhân viên trong ca; xử lý các vướng mắc, vi phạm khi nhân viên tại điểm kiểm tra báo cáo; không trực tiếp thực hiện các công việc của các nhân viên nêu tại các điểm a, điểm b, điểm c, điểm d, điểm đ và điểm e của khoản này.
6. Khi làm thủ tục kiểm tra an ninh hàng không hành khách phải xuất trình thẻ lên tàu bay, giấy tờ sử dụng đi tàu bay; chịu sự kiểm tra an ninh hàng không và tuân thủ mọi hướng dẫn, yêu cầu của nhân viên an ninh hàng không.
7. Quy trình soi chiếu an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay như sau:
a) Hành khách đặt hành lý xách tay lên băng chuyền đưa qua máy soi; khi hành lý có nghi vấn, nhân viên an ninh phải tiến hành kiểm tra trực quan để xác định;
b) Túi nhựa đựng chai, lọ, bình chất lỏng, thiết bị điện tử, phim ảnh phải lấy ra để nhân viên an ninh kiểm tra bằng trực quan và đưa qua máy soi tia X để soi chiếu riêng;
c) Hành khách phải tuân thủ theo chỉ dẫn của nhân viên an ninh hàng không như: cởi bỏ áo khoác, mũ, vật dụng cá nhân và các đồ vật khác mang theo người để trong khay đưa qua máy soi trước khi đi qua cổng từ;
d) Hành khách đi qua cổng từ, nếu cổng từ báo động thì nhân viên an ninh sử dụng kết hợp máy dò kim loại cầm tay và kiểm tra trực quan; loại bỏ tất cả các vật phẩm nguy hiểm không được mang theo người, hành lý xách tay rồi cho hành khách vào khu vực cách ly:
đ) Khi hành lý, đồ vật qua máy soi tia X có nghi vấn, nhân viên an ninh phải cô lập hành lý, đồ vật; chuyển cho nhân viên kiểm tra trực quan với sự có mặt của hành khách.
8. Hành khách, hành lý xách tay đã hoàn tất thủ tục soi chiếu an ninh phải được giám sát liên tục cho đến khi lên tàu bay.
9. Việc soi chiếu an ninh đối với hành khách tàn tật, thương binh, bệnh nhân sử dụng xe đẩy, cáng cứu thương, có gắn các thiết bị phụ trợ y tế trên người được thực hiện bằng trực quan hoặc các biện pháp thích hợp khác tại nơi phù hợp.
10. Việc kiểm tra, lục soát kỹ người, hành lý phải được thực hiện tại buồng kiểm thể. Khi kiểm tra trực quan tại buồng kiểm thể nam kiểm tra nam, nữ kiểm tra nữ và phải bố trí người thứ ba cùng giới giám sát, lập biên bản sự việc.
11. Trường hợp phát hiện đồ vật được phép vận chuyển nhưng bị cấm mang theo người, hành lý xách tay lên tàu bay theo quy định tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư này thì nhân viên an ninh hàng không hướng dẫn hành khách bỏ lại vào nơi quy định hoặc thực hiện thủ tục vận chuyển theo quy định.
12. Kiểm tra trực quan ngẫu nhiên bổ sung sau kiểm tra soi chiếu tối thiểu 05% đối với hành khách, hành lý xách tay.
Thông tư 30/2012/TT-BGTVT hướng dẫn Chương trình an ninh hàng không dân dụng Việt Nam và kiểm soát chất lượng an ninh hàng không dân dụng do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Chương trình an ninh hàng không dân đụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không; Quy chế an ninh hàng không dân dụng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không, không lưu
- Điều 5. Thủ tục phê duyệt Chương trình an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không; Quy chế an ninh hàng không dân dụng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu; Quy chế an ninh hàng không dân dụng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không
- Điều 6. Tài liệu an ninh hàng không hạn chế và việc ban hành, quản lý, cung cấp, bổ sung, sửa đổi tài liệu an ninh hàng không
- Điều 7. Biện pháp bảo đảm an ninh hàng không dân dụng của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 8. Trách nhiệm quản lý nhà nước của Cục Hàng không Việt Nam
- Điều 9. Trách nhiệm phối hợp của Cục hàng không Việt Nam
- Điều 10. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không
- Điều 11. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay
- Điều 12. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ hàng không tại cảng hàng không, sân bay
- Điều 13. Trách nhiệm của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu
- Điều 14. Trách nhiệm của hãng hàng không, người khai thác tàu bay
- Điều 15. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân khác
- Điều 16. Đánh giá mức độ đe dọa đối với an ninh hàng không dân dụng
- Điều 17. Yêu cầu đối với việc thiết kế, xây dựng cảng hàng không, sân bay
- Điều 18. Hạ tầng bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 19. Hệ thống thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 20. Nội dung của thẻ kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 21. Nội dung của giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 22. Đối tượng, điều kiện cấp thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay
- Điều 23. Kiểm tra lý lịch đối với đối tượng được cấp thẻ kiểm soát an ninh hàng không có giá trị sử dụng nhiều lần
- Điều 24. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không mất giá trị sử dụng
- Điều 25. Thủ tục cấp mới, cấp lại thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh cảng hàng không, sân bay
- Điều 26. Cấp và sử dụng thẻ kiểm soát an ninh đối với cán hộ của cơ quan quản lý nhà nước về xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu tại cửa khẩu cảng hàng không, sân bay quốc tế
- Điều 27. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh phục vụ chuyên cơ
- Điều 28. Thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh nội bộ, thẻ nhận dạng tổ bay
- Điều 29. Sử dụng thẻ, giấy phép kiểm soát an ninh hàng không
- Điều 30. Thiết lập khu vực hạn chế
- Điều 31. Quy định về việc ra, vào, hoạt động tại khu vực hạn chế
- Điều 32. Quy định về việc mang vật phẩm nguy hiểm vào khu vực hạn chế
- Điều 33. Điểm kiểm tra an ninh tại khu vực hạn chế
- Điều 34. Giám sát an ninh, tuần tra, canh gác
- Điều 35. Kiểm tra, giám sát an ninh người, phương tiện, đồ vật vào và hoạt động tại khu vực hạn chế
- Điều 36. Biển báo, chỉ dẫn tại khu vực công cộng của cảng hàng không
- Điều 37. Kiểm tra, giám sát an ninh khu vực công cộng của cảng hàng không
- Điều 38. Bảo đảm an ninh khu vực lân cận cảng hàng không, sân bay
- Điều 39. Niêm phong an ninh
- Điều 40. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay xuất phát
- Điều 41. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hành khách và hành lý xách tay quá cảnh, nối chuyến, tạm dừng nội địa
- Điều 42. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với thành viên tổ bay
- Điều 43. Kiểm tra an ninh đối với hành lý ký gửi
- Điều 44. Giám sát an ninh đối với hành lý ký gửi
- Điều 45. Vận chuyển đồng bộ hành khách và hành lý
- Điều 46. Lưu giữ hành lý ký gửi bị thất lạc, chuyển nhầm địa chỉ
- Điều 47. Kiểm tra an ninh đối với túi ngoại giao, túi lãnh sự
- Điều 48. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với người, hành lý, hàng hóa, đồ vật, suất ăn, xăng dầu của chuyến bay chuyên cơ
- Điều 49. Kiểm tra, giám sát an ninh đối với hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện vận chuyển trên tàu bay hành khách
- Điều 50. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện vận chuyển trên tàu bay hàng hóa
- Điều 51. Kiểm tra an ninh hàng không đối với hành lý, hàng hóa đặc biệt
- Điều 52. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với suất ăn
- Điều 53. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với đồ vật phục vụ trên tàu bay
- Điều 54. Bảo đảm an ninh hàng không đối với nhiên liệu cho tàu bay
- Điều 55. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách là bị can, bị cáo, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã
- Điều 56. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị từ chối nhập cảnh
- Điều 57. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị mất khả năng làm chủ hành vi
- Điều 58. Hành khách gây rối
- Điều 59. Từ chối vận chuyển hành khách vì lý do an ninh; tăng cường kiểm tra, giám sát an ninh, kiểm tra trực quan đối với hành khách; cấm vận chuyển có thời hạn hoặc vĩnh viễn bằng đường hàng không
- Điều 60. Tái kiểm tra an ninh hàng không
- Điều 61. Biện pháp xử lý vật phẩm nguy hiểm trong quá trình kiểm tra an ninh hàng không hành khách, hành lý, hàng hóa, thư, bưu phẩm, bưu kiện
- Điều 62. Kiểm tra, giám sát an ninh hàng không khu vục cách ly
- Điều 63. Bảo vệ tàu bay tại sân đỗ
- Điều 64. Kiểm tra an ninh, lục soát an ninh tàu bay
- Điều 65. Bảo vệ buồng lái
- Điều 66. Bảo đảm an ninh hàng không trên chuyến bay
- Điều 67. Vận chuyển hành khách là bị can, phạm nhân, người bị trục xuất, dẫn độ, người bị bắt theo quyết định truy nã
- Điều 68. Vận chuyển các vật phẩm nguy hiểm trên tàu bay
- Điều 69. Mang chất lỏng theo người và hành lý xách tay lên tàu bay
- Điều 70. Mang vũ khí, công cụ hỗ trợ, thiết bị kỹ thuật bảo vệ và vật phẩm nguy hiểm theo người lên tàu bay
- Điều 71. Thủ tục, trình tự tiếp nhận, quản lý, vận chuyển, bàn giao vũ khí, công cụ hỗ trợ
- Điều 72. Bảo đảm an ninh đối với tàu bay hoạt động hàng không chung
- Điều 73. Kiểm tra, giám sát an ninh người, đồ vật đưa lên chuyến bay hoạt động hàng không chung
- Điều 74. Cấp độ tăng cường bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 75. Thu thập thông tin âm mưu can thiệp bất hợp pháp
- Điều 76. Quyết định áp dụng cấp độ tăng cường bảo đảm an ninh hàng không
- Điều 77. Các biện pháp bảo đảm an ninh hàng không tăng cường
- Điều 78. Trách nhiệm cung cấp thông tin trước về hành khách dưới dạng dữ liệu máy tính
- Điều 79. Đăng ký mạng truyền và cung cấp dữ liệu API
- Điều 80. Thời hạn và chế độ cung cấp dữ liệu API
- Điều 81. Tiếp nhận và truyền thông tin, dữ liệu API
- Điều 82. Khai thác, xử lý, sử dụng thông tin, dữ liệu API
- Điều 83. Trách nhiệm theo dõi, đôn đốc việc cung cấp thông tin, dữ liệu API
- Điều 84. Nguyên tắc sử dụng, cung cấp thông tin về nhân thân hành khách, người gửi, người nhận hàng hóa
- Điều 85. Giấy phép khai thác thiết bị an ninh hàng không dân dụng
- Điều 86. Quy định về khai thác, bảo trì thiết bị an ninh
- Điều 87. Quản lý, sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ
- Điều 88. Tổ chức lực lượng an ninh và bảo vệ chuyên trách hàng không dân dụng
- Điều 89. Tổ chức hệ thống bảo đảm an ninh hàng không dân dụng
- Điều 90. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ, chuyên viên chuyên trách làm công tác tham mưu, kiểm tra, giám sát an ninh hàng không
- Điều 91. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên an ninh hàng không
- Điều 92. Nhiệm vụ, quyền hạn của nhân viên bảo vệ chuyên trách của các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ suất ăn, xăng dầu, kho hàng
- Điều 93. Tuyển dụng cán bộ, nhân viên an ninh hàng không và bảo vệ chuyên trách
- Điều 94. Đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ an ninh hàng không
- Điều 95. Cấp và năng định giấy phép nhân viên an ninh hàng không
- Điều 96. Đánh giá chất lượng nhân viên an ninh hàng không
- Điều 97. Quy định chung
- Điều 98. Phân nhóm hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 99. Quản lý thông tin và họp báo
- Điều 100. Chế độ báo cáo về đối phó với hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 101. Thông báo cho quốc gia liên quan và báo cáo cho ICAO
- Điều 102. Phân tích, đánh giá kết quả đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 103. Diễn tập đối phó hành vi can thiệp bất hợp pháp
- Điều 104. Hoạt động kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
- Điều 105. Nguyên tắc thực hiện thanh tra, thử nghiệm, xác minh, khảo sát an ninh hàng không
- Điều 106. Đánh giá, khuyến cáo và theo dõi việc thực hiện khuyến cáo
- Điều 107. Thử nghiệm an ninh
- Điều 108. Giám sát viên an ninh hàng không
- Điều 109. Tổ chức xây dựng cơ sở dữ liệu về an ninh hàng không
- Điều 110. Trách nhiệm của Cục Hàng không Việt Nam kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
- Điều 111. Trách nhiệm của Cảng vụ hàng không kiểm soát chất lượng an ninh hàng không
- Điều 112. Trách nhiệm của người khai thác cảng hàng không, sân bay, hãng hàng không, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ không lưu, doanh nghiệp cung ứng suất ăn, xăng dầu, sửa chữa bảo dưỡng tàu bay kiểm soát chất lượng an ninh hàng không