Điều 3 Thông tư 28/2014/TT-BCT về quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Báo cáo nhanh sự cố là báo cáo về sự cố được lập ngay sau khi cô lập phần tử bị sự cố và khắc phục tạm thời tình trạng vận hành không bình thường trong hệ thống điện do Nhân viên vận hành lập theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cấp điều độ có quyền điều khiển là Cấp điều độ có quyền chỉ huy, điều độ hệ thống điện theo phân cấp quyền điều khiển tại Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
3. Cấp điều độ có quyền kiểm tra là Cấp điều độ cấp trên có quyền kiểm tra, cho phép Cấp điều độ cấp dưới, Đơn vị quản lý vận hành thực hiện quyền điều khiển để thay đổi chế độ vận hành của hệ thống điện hoặc thiết bị điện theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành.
4. Chế độ vận hành bình thường là chế độ vận hành của hệ thống điện có các thông số vận hành nằm trong phạm vi cho phép theo quy định tại Quy định hệ thống điện truyền tải, Quy định hệ thống điện phân phối do Bộ Công Thương ban hành.
5. Điều độ viên là người trực tiếp chỉ huy, điều độ hệ thống điện thuộc quyền điều khiển, gồm:
a) Điều độ viên quốc gia;
b) Điều độ viên miền;
c) Điều độ viên phân phối tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
d) Điều độ viên phân phối quận, huyện.
a) Đơn vị phát điện;
b) Đơn vị truyền tải điện;
c) Đơn vị phân phối điện;
d) Đơn vị phân phối và bán lẻ điện;
đ) Khách hàng sử dụng điện nhận điện trực tiếp từ lưới điện truyền tải, khách hàng sử dụng lưới điện phân phối có trạm riêng.
7. Nhảy (hoặc bật) sự cố là đường dây, trạm điện hoặc thiết bị điện bị cắt điện do bảo vệ rơ le tự động tác động.
8. Nhân viên vận hành là người tham gia trực tiếp điều khiển quá trình sản xuất điện, truyền tải điện và phân phối điện, gồm:
b) Trưởng ca, Trưởng kíp, Trực chính, Trực phụ tại nhà máy điện hoặc tại trung tâm điều khiển nhóm nhà máy điện;
c) Trực chính (hoặc Trưởng kíp), Trực phụ tại trạm điện hoặc tại trung tâm điều khiển nhóm trạm điện;
10. Sự cố nghiêm trọng là sự cố gây mất điện trên diện rộng hoặc gây cháy, nổ làm tổn hại đến người và tài sản.
11. Sửa chữa nóng là công tác sửa chữa, bảo dưỡng trên đường dây, thiết bị đang mang điện.
12. Trạm điện là trạm biến áp, trạm cắt, trạm bù công suất phản kháng.
13. Trung tâm điều khiển là trung tâm được trang bị hệ thống cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông để có thể giám sát, điều khiển từ xa một nhóm trạm điện, đường dây hoặc nhà máy điện.
Thông tư 28/2014/TT-BCT về quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Điều 4. Nguyên tắc lập sơ đồ kết dây cơ bản trong hệ thống điện
- Điều 5. Kết dây tại trạm điện
- Điều 6. Kết lưới mạch vòng hoặc mở vòng
- Điều 7. Yêu cầu về rơ le bảo vệ khi đưa thiết bị vào vận hành
- Điều 8. Trang bị rơ le bảo vệ và tự động
- Điều 9. Theo dõi vận hành và khắc phục khiếm khuyết của các trang thiết bị rơ le bảo vệ và tự động
- Điều 10. Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia
- Điều 11. Nguyên tắc xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia
- Điều 12. Phân cấp xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia
- Điều 13. Nhiệm vụ của Nhân viên vận hành trong xử lý sự cố
- Điều 14. Quan hệ công tác trong xử lý sự cố
- Điều 15. Giới hạn truyền tải trên đường dây 500 kV
- Điều 16. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường dây 500 kV
- Điều 17. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây 500 kV
- Điều 18. Quy định đóng lại đường dây 500 kV sau sự cố
- Điều 19. Xử lý quá tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
- Điều 20. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
- Điều 21. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
- Điều 22. Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV sau sự cố
- Điều 23. Xử lý của Nhân viên vận hành khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
- Điều 24. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
- Điều 25. Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
- Điều 26. Xử lý quá tải, chạm đất đường cáp điện lực
- Điều 27. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường cáp điện lực
- Điều 28. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường cáp điện lực
- Điều 29. Khôi phục lại đường cáp điện lực sau khi nhảy sự cố
- Điều 30. Xử lý tín hiệu cảnh báo máy phát điện
- Điều 31. Xử lý khi máy phát điện bị nhảy sự cố
- Điều 32. Khôi phục máy phát điện sau sự cố
- Điều 33. Xử lý quá tải máy biến áp
- Điều 34. Xử lý quá áp máy biến áp
- Điều 35. Xử lý máy biến áp có những hiện tượng khác thường
- Điều 36. Các trường hợp phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành
- Điều 37. Xử lý khi máy biến áp nhảy sự cố
- Điều 38. Khôi phục máy biến áp sau sự cố
- Điều 39. Xử lý quá tải thiết bị điện nhất thứ khác
- Điều 40. Xử lý quá áp thiết bị điện nhất thứ khác
- Điều 41. Xử lý sự cố thiết bị bù
- Điều 42. Xử lý sự cố máy cắt, máy biến dòng điện, máy biến điện áp
- Điều 43. Xử lý của Nhân viên vận hành trạm điện, nhà máy điện khi sự cố thanh cái
- Điều 44. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố thanh cái
- Điều 45. Xử lý của Nhân viên vận hành tại trạm điện
- Điều 46. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện
- Điều 47. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố mất điện toàn trạm điện, nhà máy điện
- Điều 48. Chế độ cảnh báo
- Điều 49. Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện truyền tải ở chế độ cảnh báo
- Điều 50. Chế độ khẩn cấp
- Điều 51. Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện truyền tải ở chế độ khẩn cấp