Chương 4 Thông tư 28/2014/TT-BCT về quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
XỬ LÝ SỰ CỐ TRẠM ĐIỆN, NHÀ MÁY ĐIỆN
Mục 1. XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY PHÁT ĐIỆN
Điều 30. Xử lý tín hiệu cảnh báo máy phát điện
Khi máy phát điện xuất hiện cảnh báo (quá tải stator, quá tải rotor, kích thích tối thiểu hoặc cảnh báo khác), xử lý như sau:
1. Đối với Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển:
a) Xử lý tín hiệu cảnh báo máy phát điện theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát điện do Đơn vị quản lý vận hành ban hành;
b) Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển thời gian để xử lý và kiến nghị các yêu cầu xử lý cảnh báo.
2. Đối với Điều độ viên:
a) Chấp thuận kiến nghị xử lý của Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển trong trường hợp khẩn cấp đe dọa ngừng sự cố máy phát điện hoặc đưa ra phương án xử lý phù hợp với hệ thống điện;
b) Thực hiện ngay các biện pháp điều khiển tần số hoặc điện áp khi thay đổi công suất tác dụng (P) hoặc công suất phản kháng (Q) của máy phát điện tuỳ thuộc vào tần số và điện áp của hệ thống điện;
c) Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ khẩn cấp nếu tần số hoặc điện áp nằm ngoài giới hạn cho phép.
Điều 31. Xử lý khi máy phát điện bị nhảy sự cố
1. Đối với Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển:
a) Xử lý sự cố máy phát điện theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy phát điện do Đơn vị quản lý vận hành ban hành;
b) Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
- Tên tổ máy phát điện bị sự cố, rơ le bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm;
- Ảnh hưởng của sự cố máy phát điện tại nhà máy điện;
c) Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định tại Điểm a
2. Đối với Điều độ viên:
a)Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ cảnh báo hoặc khẩn cấp hoặc cực kỳ khẩn cấp do sự cố máy phát điện;
b)Đưa máy phát điện trở lại vận hành theo quy định tại
c)Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
Điều 32. Khôi phục máy phát điện sau sự cố
1. Trường hợp Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển kiểm tra sơ bộ, xác nhận bảo vệ tác động do sự cố bên ngoài máy phát điện, máy phát điện không có hiện tượng gì bất thường và khẳng định đủ tiêu chuẩn vận hành, cho phép Điều độ viên chỉ huy đưa máy phát điện vào vận hành.
2. Trường hợp Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển xác nhận bảo vệ tác động do sự cố nội bộ trong máy phát điện hoặc sự cố thiết bị liên quan đến máy phát điện, Trưởng ca nhà máy điện, trung tâm điều khiển báo cáo Điều độ viên có quyền điều khiển cho phép thao tác cô lập máy phát điện để sửa chữa. Máy phát điện chỉ được đưa vào vận hành sau khi Đơn vị quản lý vận hành khẳng định máy phát điện đó đủ tiêu chuẩn vận hành.
Mục 2. XỬ LÝ SỰ CỐ MÁY BIẾN ÁP
Điều 33. Xử lý quá tải máy biến áp
1. Nếu không có quy định riêng về công suất định mức máy biến áp của nhà chế tạo, máy biến áp được quá tải cao hơn dòng điện định mức theo các giới hạn sau đây:
a) Quá tải ngắn hạn đối với các máy biến áp dầu:
Quá tải so với dòng điện định mức (%) | 30 | 45 | 60 | 75 | 100 |
Thời gian quá tải (phút) | 120 | 80 | 45 | 20 | 10 |
b) Quá tải ngắn hạn đối với các máy biến áp khô:
Quá tải so với dòng điện định mức (%) | 20 | 30 | 40 | 50 | 60 |
Thời gian quá tải (phút) | 60 | 45 | 32 | 18 | 5 |
c) Quá tải lâu dài đối với các loại máy biến áp đều được phép cao hơn định mức tới 5% của nấc điện áp tương ứng nếu điện áp ở nấc đó không cao hơn điện áp định mức.
2. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển xử lý quá tải máy biến áp theo trình tự sau:
a) Báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
- Thời gian bắt đầu và mức mang tải trên 90%, 100%, 110% giá trị định mức;
- Nhiệt độ dầu và cuộn dây của máy biến áp (theo dõi liên tục, báo cáo ngay khi có sự thay đổi);
- Thời gian cho phép quá tải theo quy định tại Khoản 1 Điều này.
b) Kiểm tra tình trạng làm việc của hệ thống làm mát máy biến áp và xử lý theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp do Đơn vị quản lý vận hành ban hành.
3. Điều độ viên xử lý quá tải máy biến áp thuộc quyền điều khiển ở các chế độ cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp theo quy định tại các
Điều 34. Xử lý quá áp máy biến áp
1. Nếu không có quy định riêng theo yêu cầu của nhà chế tạo, máy biến áp được quá áp như sau:
a) Trong điều kiện vận hành bình thường:
- Máy biến áp được vận hành lâu dài với điện áp cao hơn không quá 5% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải; không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện tải qua máy biến áp không quá 25% công suất định mức của máy biến áp;
- Máy biến áp được vận hành ngắn hạn (dưới 06 giờ trong 24 giờ) với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức tương ứng với đầu phân áp trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải.
b) Trong điều kiện sự cố:
- Các máy biến áp tăng áp và hạ áp, máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính không có đầu phân áp hoặc không nối với máy biến áp điều chỉnh nối tiếp được phép làm việc lâu dài với điện áp cao hơn không quá 10% điện áp định mức trong điều kiện máy biến áp không bị quá tải;
- Đối với máy biến áp tự ngẫu ở điểm trung tính có đầu phân áp hoặc nối với máy biến áp điều chỉnh nối tiếp, mức tăng điện áp cho phép được xác định theo số liệu của nhà chế tạo.
c) Không cho phép điện áp vận hành vượt quá 20% so với điện áp định mức của đầu phân áp tương ứng, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải thực hiện tách ngay máy biến áp khỏi vận hành để tránh hư hỏng.
2. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển xử lý quá áp máy biến áp theo trình tự sau:
a) Trường hợp máy biến áp có điều áp dưới tải, được tự chuyển nấc phân áp để máy biến áp không bị quá áp vượt mức cho phép quy định tại Khoản 1 Điều này, sau đó báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển;
b) Trường hợp máy biến áp có nấc phân áp cố định, phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển nếu máy biến áp bị quá áp quá giới hạn cho phép.
3. Điều độ viên điều khiển điện áp theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành để máy biến áp thuộc quyền điều khiển không bị quá điện áp cho phép.
Điều 35. Xử lý máy biến áp có những hiện tượng khác thường
1. Trường hợp phát hiện máy biến áp có những hiện tượng khác thường như chảy dầu, thiếu dầu, bị nóng quá mức, có tiếng kêu khác thường, phát nóng cục bộ ở đầu cốt sứ, bộ điều áp dưới tải hoạt động không bình thường, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải tìm mọi biện pháp xử lý sự cố theo quy định để giải quyết, đồng thời báo cáo với Cấp điều độ có quyền điều khiển, lãnh đạo trực tiếp và ghi vào sổ nhật ký vận hành.
2. Khi rơ le hơi tác động báo tín hiệu, Nhân viên vận hành phải tiến hành xem xét bên ngoài máy biến áp, lấy mẫu khí trong rơ le để phân tích và kiểm tra tính chất cháy của khí:
a) Trường hợp khí cháy được hoặc trong khí có chứa những sản phẩm do phân hủy chất cách điện phải báo cáo ngay với với Cấp điều độ có quyền điều khiển để tách máy biến áp;
b) Trường hợp chất khí không mầu, không mùi, không đốt cháy được thì vẫn có thể để máy biến áp tiếp tục vận hành và phải tăng cường kiểm tra giám sát tình trạng máy biến áp.
Điều 36. Các trường hợp phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành
1. Có tiếng kêu mạnh không đều và tiếng phóng điện trong máy biến áp.
2. Sự phát nóng của máy biến áp tăng lên bất thường và liên tục trong điều kiện làm mát bình thường và không bị quá tải.
3. Dầu tràn ra ngoài máy qua bình dầu phụ, vỡ kính phòng nổ hoặc dầu phun ra qua van an toàn.
4. Mức dầu hạ thấp dưới mức quy định và còn tiếp tục hạ thấp.
5. Màu sắc của dầu thay đổi đột ngột.
6. Các sứ bị rạn, vỡ, bị phóng điện bề mặt, áp lực dầu của các sứ kiểu kín không nằm trong quy định của nhà chế tạo, đầu cốt bị nóng đỏ.
7. Kết quả phân tích dầu cho thấy dầu không đạt các tiêu chuẩn.
8. Các trường hợp bất thường khác theo yêu cầu của Đơn vị quản lý vận hành.
Điều 37. Xử lý khi máy biến áp nhảy sự cố
1. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển xử lý như sau:
a) Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển các thông tin sau:
- Tên máy biến áp bị sự cố, rơ le bảo vệ tác động theo tín hiệu chỉ thị tại phòng điều khiển trung tâm;
- Ảnh hưởng của sự cố máy biến áp.
b) Xử lý sự cố máy biến áp theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố máy biến áp do Đơn vị quản lý vận hành ban hành. Chuyển tự dùng xoay chiều sang nhận từ nguồn dự phòng khác nếu mất tự dùng xoay chiều do sự cố máy biến áp;
c) Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định tại Điểm a
2. Điều độ viên của Cấp điều độ có quyền điều khiển chỉ huy xử lý như sau:
a) Xử lý sự cố hệ thống điện ở chế độ cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp do sự cố máy biến áp theo quy định tại các
b) Chỉ huy cô lập hoặc đưa máy biến áp trở lại vận hành theo quy định tại
c) Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
1. Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố do bảo vệ khác ngoài so lệch, hơi, dòng dầu, áp lực dầu, Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp trở lại vận hành sau khi Nhân viên vận hành kiểm tra, báo cáo tình trạng bên ngoài của máy biến áp không phát hiện có dấu hiệu bất thường, khẳng định mạch bảo vệ không tác động nhầm.
2. Trường hợp máy biến áp bị cắt sự cố do tác động của hai mạch bảo vệ nội bộ máy biến áp là so lệch và hơi (hoặc dòng dầu, áp lực dầu), Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp vào vận hành trở lại khi đủ các điều kiện sau:
a) Đơn vị quản lý vận hành đã tiến hành thí nghiệm, kiểm tra thử nghiệm các thông số, phân tích mẫu khí, mẫu dầu, khắc phục những nhược điểm bất thường đã phát hiện;
b) Đơn vị quản lý vận hành có văn bản xác nhận máy biến áp đủ điều kiện vận hành gửi Cấp điều độ có quyền điều khiển.
3. Trường hợp chỉ có một trong các mạch bảo vệ nội bộ tác động, Điều độ viên chỉ huy thao tác cô lập máy biến áp và giao máy biến áp cho Đơn vị quản lý vận hành tiến hành thí nghiệm, kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ máy biến áp. Điều độ viên chỉ huy được đưa máy biến áp vào vận hành trở lại khi:
a) Qua kiểm tra phát hiện mạch bảo vệ nội bộ của máy biến áp tác động là do hư hỏng trong mạch bảo vệ và hư hỏng đó đã được khắc phục;
b) Qua kiểm tra mạch bảo vệ nội bộ và không phát hiện hư hỏng, Đơn vị quản lý vận hành đã thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
4. Trường hợp việc ngừng vận hành máy biến áp dẫn đến ngừng cấp điện một khu vực lớn, Điều độ viên chỉ huy đưa máy biến áp trở lại vận hành khi đủ các điều kiện sau:
a) Nhân viên vận hành kiểm tra, xác nhận, báo cáo máy biến áp đó chỉ bị cắt do một trong các bảo vệ nội bộ của máy biến áp và không thấy có dấu hiệu bên ngoài chứng tỏ máy biến áp hư hỏng;
b) Nhân viên vận hành thông báo máy biến áp đã được Lãnh đạo Đơn vị quản lý vận hành đồng ý đưa trở lại vận hành.
Mục 3. XỬ LÝ SỰ CỐ CÁC THIẾT BỊ NHẤT THỨ KHÁC
Điều 39. Xử lý quá tải thiết bị điện nhất thứ khác
1. Mức quá tải và thời gian cho phép quá tải của thiết bị nhất thứ khác (máy cắt, dao cách ly, máy biến dòng điện, tụ bù dọc và các thiết bị khác liên quan) phải căn cứ theo quy định của nhà chế tạo.
2. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển mức quá tải và thời gian cho phép quá tải của thiết bị.
3. Điều độ viên xử lý quá tải thiết bị điện nhất thứ thuộc quyền điều khiển ở các chế độ cảnh báo, khẩn cấp, cực kỳ khẩn cấp theo quy định tại các
Điều 40. Xử lý quá áp thiết bị điện nhất thứ khác
1. Điện áp lớn nhất cho phép thiết bị nhất thứ khác vận hành lâu dài phải căn cứ theo quy định của nhà chế tạo.
2. Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển phải báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển nếu điện áp trên thiết bị điện cao quá mức cho phép.
3. Điều độ viên điều khiển điện áp theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành để thiết bị điện thuộc quyền điều khiển không bị quá điện áp cho phép.
Điều 41. Xử lý sự cố thiết bị bù
1. Đối với Nhân viên vận hành tại trạm điện hoặc trung tâm điều khiển:
a) Xử lý sự cố thiết bị bù theo quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban hành;
b) Báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển thông tin về rơ le bảo vệ và tự động tác động, khả năng đưa thiết bị bù trở lại vận hành.
2. Đối với Điều độ viên tại Cấp điều độ có quyền điều khiển:
a) Xử lý sự cố đường dây, trạm điện, thiết bị điện liên quan nếu sự cố thiết bị bù gây nhảy sự cố;
b) Điều khiển điện áp, nguồn điện, phụ tải theo Quy định quy trình điều độ hệ thống điện quốc gia do Bộ Công Thương ban hành nếu điện áp, dòng điện trên lưới điện thuộc quyền điều khiển vượt mức giới hạn cho phép;
c) Phân tích rơ le bảo vệ tác động của thiết bị bù để quyết định đưa thiết bị bù vào vận hành hay cô lập theo các trường hợp sau:
- Nếu xác định do hư hỏng bên trong nội bộ thiết bị bù, chỉ huy thao tác cô lập thiết bị bù và bàn giao Đơn vị quản lý vận hành sửa chữa. Thiết bị bù chỉ được đưa trở lại vận hành khi có thông tin xác nhận đủ tiêu chuẩn vận hành của Đơn vị quản lý vận hành;
- Nếu xác định do các yếu tố bên ngoài, cho phép đưa thiết bị bù trở lại vận hành khi đủ điều kiện.
Điều 42. Xử lý sự cố máy cắt, máy biến dòng điện, máy biến điện áp
1. Đối với Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển:
a) Xử lý sự cố theo quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban hành;
b) Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển về sự cố, tình trạng vận hành của đường dây hoặc thiết bị điện khác tại nhà máy điện, trạm điện;
c) Xử lý sự cố theo lệnh của Cấp điều độ có quyền điều khiển;
d) Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định tại Điểm a
2. Đối với Điều độ viên tại Cấp điều độ có quyền điều khiển:
a) Xử lý sự cố đường dây, thiết bị điện, thanh cái liên quan;
b) Lệnh cho Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện hoặc trung tâm điều khiển cô lập thiết bị điện bị sự cố và bàn giao cho Đơn vị quản lý vận hành để sửa chữa. Thiết bị chỉ được đưa vào vận hành trở lại khi có xác nhận đủ tiêu chuẩn vận hành của Đơn vị quản lý vận hành;
c) Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
Mục 4. XỬ LÝ SỰ CỐ THANH CÁI TẠI TRẠM ĐIỆN, NHÀ MÁY ĐIỆN
Điều 43. Xử lý của Nhân viên vận hành trạm điện, nhà máy điện khi sự cố thanh cái
Khi xảy ra sự cố thanh cái, Nhân viên vận hành trạm điện, nhà máy điện, trung tâm điều khiển thực hiện theo trình tự như sau:
1. Thực hiện xử lý sự cố theo quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban hành.
2. Cắt toàn bộ các máy cắt nối thanh cái bị sự cố nếu thanh cái bị mất điện.
3. Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển về sự cố thanh cái và tình trạng vận hành của các thiết bị liên quan.
4. Kiểm tra tại chỗ toàn bộ thanh cái bị sự cố và các thiết bị liên quan để quyết định cô lập hay đưa thanh cái vào vận hành theo các điều kiện sau:
a) Trường hợp sự cố không xảy ra trên thanh cái, đảm bảo thanh cái và các thiết bị đủ điều kiện vận hành sẵn sàng nhận điện lại thì báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép được đóng điện trở lại;
b) Trường hợp sự cố xảy ra trên thanh cái, đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển tiến hành thao tác cô lập đường dây, thiết bị bị sự cố.
5. Hoàn thành Báo cáo nhanh sự cố theo quy định tại Điểm a
Điều 44. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố thanh cái
1. Thực hiện các biện pháp điều khiển phù hợp để ngăn chặn sự cố mở rộng.
2. Phân tích sự cố, xác định nguyên nhân gây sự cố mất điện thanh cái tại trạm điện hoặc nhà máy điện.
3. Chỉ huy thao tác cô lập đường dây, thiết bị gây sự cố mất điện thanh cái trạm điện hoặc nhà máy điện.
4. Chỉ huy khôi phục lại thanh cái và đường dây, thiết bị điện nối thanh cái sau khi đã cô lập phần tử sự cố hoặc đã sửa chữa xong thanh cái bị sự cố.
5. Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
Mục 5. XỬ LÝ SỰ CỐ MẤT ĐIỆN TOÀN TRẠM ĐIỆN, NHÀ MÁY ĐIỆN
Khi xảy ra mất điện toàn trạm điện, Nhân viên vận hành tại trạm điện thực hiện theo trình tự sau:
1. Thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban hành, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng cần thiết cho trạm điện.
2. Tiến hành cắt toàn bộ các máy cắt trong trạm điện. Các trường hợp đặc biệt do các yêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ các máy cắt phải có quy định riêng để phù hợp.
3. Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong trạm điện.
4. Báo cáo ngay về Cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt.
5. Kiểm tra toàn bộ trạm điện để quyết định cô lập hay đưa trạm điện vào vận hành theo các điều kiện sau:
a) Trường hợp sự cố không xảy ra trong trạm điện, đảm bảo các thiết bị đủ điều kiện vận hành sẵn sàng nhận điện lại thì báo cáo Cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép được đóng điện trở lại;
b) Trường hợp sự cố xảy ra trong trạm điện, đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển tiến hành thao tác cô lập đường dây, thiết bị bị sự cố.
Khi xảy ra mất điện toàn nhà máy điện, Nhân viên vận hành tại nhà máy điện thực hiện theo trình tự sau:
1. Thực hiện xử lý sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố do Đơn vị quản lý vận hành ban hành, chuyển đổi sang nguồn điện dự phòng cấp lại điện tự dùng cần thiết cho nhà máy điện.
2. Tiến hành cắt toàn bộ máy cắt trong trạm điện của nhà máy điện. Trong trường hợp đặc biệt do yêu cầu về kỹ thuật không thể cắt toàn bộ máy cắt thì phải có quy định riêng của Đơn vị quản lý vận hành.
3. Kiểm tra tình trạng các thiết bị trong nhà máy điện, tình trạng các tổ máy phát điện.
4. Báo cáo ngay cho Cấp điều độ có quyền điều khiển trạng thái của các máy cắt, tình trạng các tổ máy phát điện.
5. Đảm bảo các thiết bị, các tổ máy không bị sự cố sẵn sàng hoà điện lại.
6. Đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển thao tác cô lập đường dây, thiết bị bị sự cố (nếu có).
7. Đề nghị Cấp điều độ có quyền điều khiển phối hợp để nhanh chóng khôi phục lại tự dùng nhà máy điện (nếu sự cố nguồn điện dự phòng).
Điều 47. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố mất điện toàn trạm điện, nhà máy điện
1. Thực hiện các biện pháp điều khiển để ngăn chặn sự cố mở rộng.
2. Phân tích sự cố, xác định nguyên nhân gây sự cố mất điện toàn trạm điện hoặc nhà máy điện.
3. Lệnh thao tác cô lập đường dây, thiết bị gây sự cố mất điện toàn trạm điện hoặc nhà máy điện.
4. Lệnh khôi phục lại toàn bộ trạm điện hoặc nhà máy điện bị ảnh hưởng bởi sự cố.
5. Hoàn thành Báo cáo sự cố theo Quy trình vận hành và xử lý sự cố hệ thống điện do Cấp điều độ có quyền điều khiển ban hành.
Thông tư 28/2014/TT-BCT về quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Điều 4. Nguyên tắc lập sơ đồ kết dây cơ bản trong hệ thống điện
- Điều 5. Kết dây tại trạm điện
- Điều 6. Kết lưới mạch vòng hoặc mở vòng
- Điều 7. Yêu cầu về rơ le bảo vệ khi đưa thiết bị vào vận hành
- Điều 8. Trang bị rơ le bảo vệ và tự động
- Điều 9. Theo dõi vận hành và khắc phục khiếm khuyết của các trang thiết bị rơ le bảo vệ và tự động
- Điều 10. Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia
- Điều 11. Nguyên tắc xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia
- Điều 12. Phân cấp xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia
- Điều 13. Nhiệm vụ của Nhân viên vận hành trong xử lý sự cố
- Điều 14. Quan hệ công tác trong xử lý sự cố
- Điều 15. Giới hạn truyền tải trên đường dây 500 kV
- Điều 16. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường dây 500 kV
- Điều 17. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây 500 kV
- Điều 18. Quy định đóng lại đường dây 500 kV sau sự cố
- Điều 19. Xử lý quá tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
- Điều 20. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
- Điều 21. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
- Điều 22. Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV sau sự cố
- Điều 23. Xử lý của Nhân viên vận hành khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
- Điều 24. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
- Điều 25. Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
- Điều 26. Xử lý quá tải, chạm đất đường cáp điện lực
- Điều 27. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường cáp điện lực
- Điều 28. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường cáp điện lực
- Điều 29. Khôi phục lại đường cáp điện lực sau khi nhảy sự cố
- Điều 30. Xử lý tín hiệu cảnh báo máy phát điện
- Điều 31. Xử lý khi máy phát điện bị nhảy sự cố
- Điều 32. Khôi phục máy phát điện sau sự cố
- Điều 33. Xử lý quá tải máy biến áp
- Điều 34. Xử lý quá áp máy biến áp
- Điều 35. Xử lý máy biến áp có những hiện tượng khác thường
- Điều 36. Các trường hợp phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành
- Điều 37. Xử lý khi máy biến áp nhảy sự cố
- Điều 38. Khôi phục máy biến áp sau sự cố
- Điều 39. Xử lý quá tải thiết bị điện nhất thứ khác
- Điều 40. Xử lý quá áp thiết bị điện nhất thứ khác
- Điều 41. Xử lý sự cố thiết bị bù
- Điều 42. Xử lý sự cố máy cắt, máy biến dòng điện, máy biến điện áp
- Điều 43. Xử lý của Nhân viên vận hành trạm điện, nhà máy điện khi sự cố thanh cái
- Điều 44. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố thanh cái
- Điều 45. Xử lý của Nhân viên vận hành tại trạm điện
- Điều 46. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện
- Điều 47. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố mất điện toàn trạm điện, nhà máy điện
- Điều 48. Chế độ cảnh báo
- Điều 49. Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện truyền tải ở chế độ cảnh báo
- Điều 50. Chế độ khẩn cấp
- Điều 51. Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện truyền tải ở chế độ khẩn cấp