Mục 2 Chương 2 Thông tư 28/2014/TT-BCT về quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
Mục 2. RƠ LE BẢO VỆ VÀ TỰ ĐỘNG
Điều 7. Yêu cầu về rơ le bảo vệ khi đưa thiết bị vào vận hành
1. Các thiết bị điện và đường dây dẫn điện chỉ được mang điện khi các bảo vệ rơ le chống mọi dạng sự cố cùng được đưa vào làm việc.
2. Khi các rơ le bảo vệ được tách ra không cho làm việc hoặc do bị hư hỏng một vài dạng bảo vệ rơ le thì những rơ le bảo vệ còn lại vẫn phải bảo đảm bảo vệ đầy đủ chống mọi dạng sự cố, thời gian loại trừ ngắn mạch cho các thiết bị điện và đường dây dẫn điện.
3. Trường hợp không đảm bảo yêu cầu quy định tại Khoản 2 Điều này, Nhân viên vận hành phải thực hiện một trong các giải pháp sau:
a) Cắt điện các thiết bị điện hoặc đường dây, trạm điện đó ra khỏi vận hành;
b) Không cắt điện nhưng phải đặt bảo vệ tạm thời và được Cấp điều độ có quyền điều khiển cho phép.
4. Khi đưa bảo vệ tác động nhanh của phần tử đấu nối ra khỏi vận hành, thì tùy theo điều kiện ổn định phải đưa bảo vệ tác động nhanh tạm thời hoặc gia tốc bảo vệ dự phòng hoặc chỉnh định lại rơ le bảo vệ khác cho phù hợp.
Điều 8. Trang bị rơ le bảo vệ và tự động
1. Các thiết bị điện của hệ thống điện phải được trang bị rơ le bảo vệ và tự động chống mọi dạng ngắn mạch, các hư hỏng trong chế độ vận hành bình thường bằng các trang thiết bị rơ le bảo vệ, aptômát hoặc cầu chảy và các trang bị tự động trong đó có tự động điều chỉnh và tự động chống sự cố.
3. Thiết bị ghi nhận sự cố và cảnh báo phải luôn sẵn sàng hoạt động.
4. Chế độ vận hành thiếu trang bị rơ le bảo vệ hoặc tự động phải được Cấp điều độ có quyền điều khiển quy định cụ thể.
Điều 9. Theo dõi vận hành và khắc phục khiếm khuyết của các trang thiết bị rơ le bảo vệ và tự động
1. Trường hợp tác động sai hoặc từ chối tác động của trang thiết bị rơ le bảo vệ và tự động, những thiếu sót phát hiện trong quá trình vận hành phải được xem xét phân tích và loại trừ trong thời gian ngắn nhất.
2. Trường hợp tác động sai hoặc từ chối tác động của trang thiết bị rơ le bảo vệ và tự động, trường hợp phát hiện có hư hỏng trong mạch hoặc thiết bị phải thông báo ngay với Đơn vị quản lý vận hành và Cấp điều độ có quyền điều khiển.
3. Việc cô lập hoặc đưa các rơ le bảo vệ và tự động vào vận hành trở lại chỉ được thực hiện khi có mệnh lệnh cho phép của Cấp điều độ có quyền điều khiển.
Thông tư 28/2014/TT-BCT về quy trình xử lý sự cố trong hệ thống điện quốc gia do Bộ trưởng Bộ Công Thương ban hành
- Điều 4. Nguyên tắc lập sơ đồ kết dây cơ bản trong hệ thống điện
- Điều 5. Kết dây tại trạm điện
- Điều 6. Kết lưới mạch vòng hoặc mở vòng
- Điều 7. Yêu cầu về rơ le bảo vệ khi đưa thiết bị vào vận hành
- Điều 8. Trang bị rơ le bảo vệ và tự động
- Điều 9. Theo dõi vận hành và khắc phục khiếm khuyết của các trang thiết bị rơ le bảo vệ và tự động
- Điều 10. Yêu cầu chung đối với xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia
- Điều 11. Nguyên tắc xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia
- Điều 12. Phân cấp xử lý sự cố hệ thống điện quốc gia
- Điều 13. Nhiệm vụ của Nhân viên vận hành trong xử lý sự cố
- Điều 14. Quan hệ công tác trong xử lý sự cố
- Điều 15. Giới hạn truyền tải trên đường dây 500 kV
- Điều 16. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường dây 500 kV
- Điều 17. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây 500 kV
- Điều 18. Quy định đóng lại đường dây 500 kV sau sự cố
- Điều 19. Xử lý quá tải đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
- Điều 20. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
- Điều 21. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV
- Điều 22. Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp trên 35 kV đến 220 kV sau sự cố
- Điều 23. Xử lý của Nhân viên vận hành khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
- Điều 24. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
- Điều 25. Quy định đóng lại đường dây trên không cấp điện áp từ 35 kV trở xuống
- Điều 26. Xử lý quá tải, chạm đất đường cáp điện lực
- Điều 27. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện, trạm điện, trung tâm điều khiển khi sự cố đường cáp điện lực
- Điều 28. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố đường cáp điện lực
- Điều 29. Khôi phục lại đường cáp điện lực sau khi nhảy sự cố
- Điều 30. Xử lý tín hiệu cảnh báo máy phát điện
- Điều 31. Xử lý khi máy phát điện bị nhảy sự cố
- Điều 32. Khôi phục máy phát điện sau sự cố
- Điều 33. Xử lý quá tải máy biến áp
- Điều 34. Xử lý quá áp máy biến áp
- Điều 35. Xử lý máy biến áp có những hiện tượng khác thường
- Điều 36. Các trường hợp phải tách máy biến áp ra khỏi vận hành
- Điều 37. Xử lý khi máy biến áp nhảy sự cố
- Điều 38. Khôi phục máy biến áp sau sự cố
- Điều 39. Xử lý quá tải thiết bị điện nhất thứ khác
- Điều 40. Xử lý quá áp thiết bị điện nhất thứ khác
- Điều 41. Xử lý sự cố thiết bị bù
- Điều 42. Xử lý sự cố máy cắt, máy biến dòng điện, máy biến điện áp
- Điều 43. Xử lý của Nhân viên vận hành trạm điện, nhà máy điện khi sự cố thanh cái
- Điều 44. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố thanh cái
- Điều 45. Xử lý của Nhân viên vận hành tại trạm điện
- Điều 46. Xử lý của Nhân viên vận hành tại nhà máy điện
- Điều 47. Xử lý của Điều độ viên khi sự cố mất điện toàn trạm điện, nhà máy điện
- Điều 48. Chế độ cảnh báo
- Điều 49. Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện truyền tải ở chế độ cảnh báo
- Điều 50. Chế độ khẩn cấp
- Điều 51. Xử lý của Điều độ viên khi hệ thống điện truyền tải ở chế độ khẩn cấp