Chương 7 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
GIÁM SÁT NGUY CƠ TRONG TRUYỀN MÁU
Điều 57. Nội dung giám sát nguy cơ trong truyền máu
Giám sát nguy cơ trong truyền máu là hoạt động nhằm đề phòng, phát hiện, cảnh báo, lưu giữ, phân tích, báo cáo các nguy cơ gây mất an toàn truyền máu, bao gồm:
1. Thông tin về người hiến máu.
2. Thông tin về quy trình, nhân lực, sinh phẩm, trang thiết bị, dụng cụ, vật tư tiêu hao để thực hiện các hoạt động tiếp nhận, sàng lọc, điều chế, bảo quản, vận chuyển, cấp phát, chỉ định, sử dụng máu trong lâm sàng.
3. Thông tin về kết quả và các bất thường trong hoạt động truyền máu.
4. Các thông tin về tai biến xảy ra ở người bệnh được truyền máu.
5. Các thông tin khác về các nguy cơ, bất thường cho cộng đồng dân cư, xã hội có liên quan đến hoạt động truyền máu.
Điều 58. Quản lý, giám sát, báo cáo nguy cơ trong truyền máu
1. Mọi bất thường xảy ra trong hoạt động truyền máu phải được phát hiện, kiểm tra, xử lý, tổng hợp và báo cáo theo định kỳ 6 tháng/lần.
2. Khi xảy ra các bất thường có nguy cơ ảnh hưởng đến an toàn cho người bệnh hoặc vượt quá khả năng xử lý của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh:
a) Khoa, phòng phát hiện phải báo cáo lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong thời gian 02 giờ, kể từ khi phát hiện;
b) Trong thời gian 24 giờ, kể từ khi nhận được báo cáo, lãnh đạo cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải báo cáo cho cơ quan quản lý cấp trên và cơ sở truyền máu có liên quan.
3. Khuyến khích báo cáo các nguy cơ, bất thường có liên quan đến người hiến máu, người bệnh nhận máu, nhân viên y tế thực hiện công việc và những người khác có liên quan đến hoạt động truyền máu:
a) Các báo cáo thực hiện theo quy định tại Phụ lục 13 ban hành kèm Thông tư này;
b) Các báo cáo này được gửi đến Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
4. Định kỳ hằng năm, các cơ sở có hoạt động truyền máu phải thực hiện việc tổng hợp, phân tích, đề xuất các giải pháp nhằm khắc phục, hạn chế các bất thường trong truyền máu và báo cáo theo quy định tại
5. Căn cứ báo cáo theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này, Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương thực hiện việc tổng hợp, phân tích, đề xuất các giải pháp, tham mưu cho Bộ Y tế về các biện pháp nhằm khắc phục, hạn chế, phòng ngừa các nguy cơ trong truyền máu.
Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu
- Điều 4. Tiêu chuẩn người hiến máu
- Điều 5. Trì hoãn hiến máu
- Điều 6. Khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu
- Điều 7. Đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu
- Điều 8. Nội dung khám tuyển chọn người hiến máu
- Điều 9. Việc lấy máu toàn phần, thành phần máu
- Điều 10. Yêu cầu đối với việc lấy mẫu máu xét nghiệm
- Điều 11. Xử lý đơn vị máu, thành phần máu ngay sau lấy máu
- Điều 13. Nguyên tắc xét nghiệm
- Điều 14. Các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu
- Điều 15. Xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu trong trường hợp đặc biệt
- Điều 16. Lưu giữ mẫu xét nghiệm
- Điều 17. Quản lý kết quả xét nghiệm
- Điều 18. Nguyên tắc chung
- Điều 19. Thiết bị lạnh bảo quản các đơn vị máu và chế phẩm máu
- Điều 20. Vận chuyển máu và chế phẩm máu
- Điều 21. Nhãn của đơn vị máu và chế phẩm máu
- Điều 22. Máu toàn phần
- Điều 23. Khối hồng cầu đậm đặc
- Điều 24. Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản
- Điều 25. Khối hồng cầu giảm bạch cầu
- Điều 26. Khối hồng cầu rửa
- Điều 27. Khối hồng cầu lọc bạch cầu
- Điều 28. Khối hồng cầu đông lạnh
- Điều 29. Khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần
- Điều 30. Khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu
- Điều 31. Khối tiểu cầu lọc bạch cầu
- Điều 32. Huyết tương và huyết tương đông lạnh
- Điều 33. Huyết tương tươi và huyết tương tươi đông lạnh
- Điều 34. Tủa lạnh
- Điều 35. Khối bạch cầu hạt trung tính
- Điều 36. Các chế phẩm máu truyền cho thai nhi
- Điều 37. Máu sử dụng trong truyền thay máu cho trẻ sơ sinh
- Điều 38. Nguyên tắc cấp phát, sử dụng, thu hồi máu và chế phẩm máu
- Điều 39. Giao, nhận máu và chế phẩm máu
- Điều 40. Nhập kho, đối chiếu, bảo quản máu tại đơn vị phát máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 41. Kiểm tra hình thức bên ngoài túi máu, chế phẩm máu
- Điều 42. Yêu cầu đối với đơn vị điều trị trước khi nhận máu, chế phẩm máu
- Điều 43. Xét nghiệm bảo đảm hòa hợp miễn dịch truyền máu
- Điều 44. Lựa chọn đơn vị máu hoà hợp miễn dịch
- Điều 45. Bảo đảm hòa hợp miễn dịch trong một số trường hợp cấp cứu
- Điều 46. Làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu
- Điều 47. Giao nhận máu, chế phẩm máu giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị
- Điều 48. Lưu trữ mẫu của đơn vị máu và mẫu máu người bệnh nhận máu
- Điều 49. Quản lý túi máu ở đơn vị điều trị
- Điều 50. Thực hiện và theo dõi truyền máu tại đơn vị điều trị
- Điều 51. Việc trả, nhận lại và sử dụng đơn vị máu được trả lại
- Điều 52. Xác định nguyên nhân gây tai biến liên quan đến truyền máu
- Điều 53. Nguyên tắc thực hiện truyền máu tự thân
- Điều 54. Truyền máu tự thân theo kế hoạch
- Điều 55. Truyền máu tự thân pha loãng máu đẳng tích
- Điều 56. Truyền máu hoàn hồi
- Điều 57. Nội dung giám sát nguy cơ trong truyền máu
- Điều 58. Quản lý, giám sát, báo cáo nguy cơ trong truyền máu
- Điều 59. Vị trí pháp lý và thành phần của Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 60. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu
- Điều 63. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế
- Điều 64. Trách nhiệm của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
- Điều 65. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 66. Trách nhiệm của cơ sở truyền máu
- Điều 67. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng máu
- Điều 68. Trách nhiệm của người đăng ký hiến máu
- Điều 69. Trách nhiệm của người bệnh được truyền máu