Chương 5 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG MÁU VÀ CHẾ PHẨM MÁU Ở CƠ SỞ ĐIỀU TRỊ
Điều 38. Nguyên tắc cấp phát, sử dụng, thu hồi máu và chế phẩm máu
1. Chỉ được cấp phát đơn vị máu và chế phẩm máu cho người bệnh khi: không phát hiện thấy nguy cơ nhiễm các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu; có đầy đủ kết quả xét nghiệm định nhóm máu hệ ABO, Rh(D); đơn vị máu, chế phẩm máu đạt tiêu chuẩn quy định tương ứng và không vượt quá thời hạn sử dụng theo quy định đối với từng loại; không có các dấu hiệu bất thường khi kiểm tra hình thức bên ngoài; bảo đảm hòa hợp miễn dịch giữa đơn vị máu, chế phẩm máu và người được truyền máu.
2. Thu hồi, cách ly các đơn vị máu, chế phẩm máu trong:
a) Các trường hợp quy định tại Khoản 2,
b) Các trường hợp quy định tại
c) Các đơn vị máu toàn phần và các chế phẩm huyết tương, khối tiểu cầu, khối bạch cầu điều chế từ đơn vị máu, thành phần máu khi xét nghiệm kháng thể bất thường theo quy định tại Điểm c
3. Chỉ định sử dụng truyền máu hợp lý trên cơ sở tình trạng bệnh lý của từng người bệnh.
4. Bộ phận phát máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện xét nghiệm hòa hợp miễn dịch truyền máu và trực tiếp cấp phát máu cho các khoa điều trị lâm sàng thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh để thực hiện truyền máu, chế phẩm máu cho người bệnh.
Điều 39. Giao, nhận máu và chế phẩm máu
Việc giao, nhận máu và chế phẩm máu giữa cơ sở cung cấp máu với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc giữa các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhau chỉ được thực hiện khi đáp ứng các điều kiện sau:
1. Cơ sở y tế được cơ quan có thẩm quyền cho phép thực hiện việc cung cấp máu cho cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác;
2. Có hợp đồng hợp pháp cung cấp máu giữa cơ sở cung cấp và cơ sở nhận máu, chế phẩm máu;
3. Có phiếu dự trù, cung cấp máu và chế phẩm máu theo quy định tại Phụ lục 8 ban hành kèm Thông tư này;
4. Trường hợp không có hợp đồng cung cấp máu: phiếu dự trù phải có xác nhận của đại diện lãnh đạo hoặc người được ủy quyền của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;
5. Có các nhân viên y tế thực hiện việc giao và nhận máu;
6. Có phương tiện bảo quản, vận chuyển máu và chế phẩm máu phù hợp;
7. Hồ sơ giao nhận máu phải được lưu giữ và kiểm soát theo quy định tại
Điều 40. Nhập kho, đối chiếu, bảo quản máu tại đơn vị phát máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
1. Máu và chế phẩm máu trước khi nhập kho phải được đối chiếu, kiểm tra:
a) Hình thức bên ngoài và bao gói theo quy định tại
b) Thông tin trên nhãn theo quy định tại
c) Điều kiện bảo quản, vận chuyển máu phù hợp với từng loại máu, chế phẩm máu theo các quy định tại các
d) Người kiểm tra, đối chiếu phải báo cáo người phụ trách đơn vị phát máu về các bất thường phát hiện được khi đối chiếu để xem xét, quyết định cách thức xử lý.
2. Bảo quản riêng rẽ các túi máu, chế phẩm máu theo nhóm máu A, B, O, AB, Rh(D) âm trong các ngăn (khoang) khác nhau của thiết bị lạnh hoặc trong các thiết bị lạnh riêng biệt.
Điều 41. Kiểm tra hình thức bên ngoài túi máu, chế phẩm máu
1. Phải kiểm tra hình thức bên ngoài túi máu và chế phẩm máu trong các trường hợp sau:
a) Giao nhận giữa các bộ phận trong cơ sở truyền máu;
b) Giao nhận giữa cơ sở cung cấp máu và đơn vị phát máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc giữa các đơn vị phát máu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh với nhau hoặc giao nhận giữa cơ sở cung cấp máu với nhau.
c) Giao nhận giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị của cùng cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
2. Không sử dụng các đơn vị máu và chế phẩm máu, khi phát hiện thấy các dấu hiệu sau:
a) Thủng, hở, nứt, vỡ ở túi đựng, ống dây, vị trí cắm dây truyền;
b) Hiện tượng không phân lớp hoặc phân lớp bất thường giữa các thành phần máu khi đã để lắng hoặc ly tâm;
c) Có màu sắc bất thường:
- Màu hồng hoặc đỏ ở phần trên mặt phân cách huyết tương và hồng cầu hoặc toàn bộ huyết tương;
- Huyết tương có màu sắc bất thường;
- Phần hồng cầu đổi màu tím đỏ hoặc đen sẫm hoặc màu sắc bất thường khác.
d) Có cục đông, vẩn, tủa;
đ) Có nổi váng trên bề mặt.
Điều 42. Yêu cầu đối với đơn vị điều trị trước khi nhận máu, chế phẩm máu
1. Bác sỹ điều trị cần đánh giá tình trạng bệnh lý và phát hiện sớm nhu cầu cần truyền máu ở người bệnh.
2. Bác sỹ điều trị phải chỉ định thực hiện các xét nghiệm cho người bệnh có dự kiến cần truyền máu:
a) Định nhóm máu ABO, Rh(D);
b) Sàng lọc kháng thể bất thường cho những người bệnh:
- Có tiền sử truyền máu;
- Phụ nữ có tiền sử chửa, đẻ, xảy thai nhiều lần;
- Nếu trong quá trình điều trị, người bệnh cần truyền máu nhiều lần, nhiều ngày phải làm lại xét nghiệm này định kỳ không quá 7 ngày một lần.
c) Trường hợp xét nghiệm sàng lọc kháng thể bất thường cho kết quả dương tính, cần chỉ định làm xét nghiệm định danh kháng thể bất thường;
d) Trường hợp người bệnh có kháng thể bất thường đã được định danh, cần chỉ định lựa chọn đơn vị máu phù hợp, không có các kháng nguyên tương ứng với các kháng thể đã có trong huyết thanh của người bệnh;
đ) Trường hợp không thể định danh kháng thể bất thường hoặc không tìm được đơn vị máu phù hợp, bác sỹ điều trị phải phối hợp với đơn vị cấp phát máu để xem xét, quyết định áp dụng biện pháp điều trị thích hợp.
3. Chỉ định truyền máu sau khi đã cân nhắc lợi ích và nguy cơ của truyền máu đối với từng người bệnh khi không có liệu pháp điều trị thay thế khác, hoặc các liệu pháp điều trị thay thế không có hiệu quả.
4. Bác sỹ điều trị hoặc điều dưỡng viên phải thông báo cho người bệnh hoặc người nhà về lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra do truyền máu. Trong trường hợp khẩn cấp cần truyền máu ngay nhưng không thể thông báo được do người bệnh bị hôn mê, không có người nhà thì bác sỹ phải ghi rõ với sự xác nhận của một nhân viên y tế vào hồ sơ bệnh án.
Người bệnh hoặc người nhà người bệnh phải xác nhận và ký vào bệnh án nếu từ chối việc truyền máu, chế phẩm máu.
5. Điều dưỡng viên lập phiếu dự trù cung cấp máu theo mẫu quy định tại Phụ lục 9 ban hành kèm theo Thông tư này và lấy mẫu máu tĩnh mạch của người bệnh có chỉ định truyền máu theo các yêu cầu sau:
a) Khi lấy mẫu máu phải kiểm tra chỉ định truyền máu, tên, tuổi, mã số người bệnh, khoa, số giường điều trị đối chiếu với hồ sơ bệnh án;
b) Mẫu máu của người bệnh phải lấy vào 2 ống nghiệm với thể tích từ 1 ml đến 2 ml máu có chống đông và 4 ml đến 5 ml máu không chống đông;
c) Ghi thông tin trên nhãn ống nghiệm:
- Họ và tên hoặc mã số của người bệnh;
- Năm sinh của người bệnh;
- Số giường, khoa phòng điều trị.
d) Chuyển phiếu dự trù và các mẫu máu cho đơn vị phát máu;
Điều 43. Xét nghiệm bảo đảm hòa hợp miễn dịch truyền máu
Khi nhận được phiếu dự trù và mẫu máu người bệnh, nhân viên đơn vị phát máu phải thực hiện các công việc sau:
1. Kiểm tra, đối chiếu thông tin mẫu máu với phiếu dự trù. Trường hợp thông tin không trùng khớp, thì mẫu máu đó không được dùng để định nhóm máu và xét nghiệm hòa hợp.
2. Định nhóm máu hệ ABO mẫu máu người bệnh và đơn vị máu:
a) Định nhóm máu hệ ABO theo kỹ thuật trong ống nghiệm hoặc các kỹ thuật khác có độ nhạy cao hơn;
b) Thực hiện định nhóm máu đồng thời bằng hai phương pháp huyết thanh mẫu và hồng cầu mẫu cho mẫu máu người bệnh, đơn vị máu toàn phần và khối bạch cầu hạt. Định nhóm máu bằng phương pháp huyết thanh mẫu cho các chế phẩm hồng cầu. Định nhóm máu bằng phương pháp hồng cầu mẫu cho các chế phẩm huyết tương, tủa lạnh và tiểu cầu;
c) Việc định nhóm máu người bệnh được thực hiện hai lần trên cùng mẫu máu hoặc hai mẫu máu của cùng một người bệnh. Trường hợp các kết quả của hai phương pháp định nhóm máu hệ ABO trong cùng một lần hoặc của các lần định nhóm máu không phù hợp với nhau, phải thực hiện các xét nghiệm bổ sung để khẳng định kết quả định nhóm máu;
d) Định nhóm máu ABO của trẻ sơ sinh và thai nhi: Chỉ thực hiện định nhóm máu bằng phương pháp huyết thanh mẫu; không định nhóm máu bằng phương pháp hồng cầu mẫu. Trong trường hợp kết quả định nhóm máu không rõ ràng, có thể sử dụng các xét nghiệm bổ sung khác để khẳng định. Nếu không thể xác định được nhóm máu, cần chọn lựa hòa hợp miễn dịch theo quy định tại
3. Định nhóm máu hệ Rh(D) mẫu máu người bệnh:
a) Khi có chỉ định truyền đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu, khối tiểu cầu và khối bạch cầu;
b) Thực hiện định nhóm máu hệ Rh(D) bằng kỹ thuật trong ống nghiệm hoặc các kỹ thuật khác có độ nhạy cao hơn.
4. Đối chiếu kết quả xét nghiệm sàng lọc và định danh kháng thể bất thường đã thực hiện trước đó theo quy định tại các Điểm b, c, d và đ
5. Thực hiện xét nghiệm hòa hợp miễn dịch truyền máu:
Thực hiện xét nghiệm hoà hợp miễn dịch trong ống nghiệm hoặc bằng các kỹ thuật có độ nhạy cao hơn trong những trường hợp sau:
a) Truyền máu toàn phần, khối hồng cầu còn nhiều huyết tương, khối bạch cầu:
- Xét nghiệm hoà hợp miễn dịch ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng xét nghiệm 20oC đến 24oC gồm:
+ Ống 1: Gồm hồng cầu của đơn vị máu, chế phẩm máu với huyết thanh người nhận;
+ Ống 2: Gồm huyết tương của đơn vị máu, chế phẩm máu với hồng cầu người nhận.
- Xét nghiệm hoà hợp miễn dịch ở nhiệt độ 37oC và có sử dụng huyết thanh kháng globulin (nghiệm pháp Coombs gián tiếp): Thực hiện xét nghiệm hoà hợp giữa hồng cầu của đơn vị máu, khối hồng cầu, khối bạch cầu với huyết thanh của người nhận bằng phương pháp ống nghiệm ở nhiệt độ 37oC và có sử dụng huyết thanh kháng globulin hoặc kỹ thuật có độ nhạy cao hơn.
b) Truyền các loại khối hồng cầu còn ít hoặc không còn huyết tương:
- Xét nghiệm hoà hợp miễn dịch ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng từ 20oC đến 24oC giữa hồng cầu của đơn vị máu với huyết thanh người nhận (ống 1);
- Xét nghiệm hoà hợp miễn dịch ở nhiệt độ 37oC và có sử dụng huyết thanh kháng globulin (nghiệm pháp Coombs gián tiếp): thực hiện xét nghiệm hoà hợp giữa hồng cầu của đơn vị máu, khối hồng cầu, khối bạch cầu với huyết thanh của người nhận bằng phương pháp ống nghiệm ở nhiệt độ 37oC và có sử dụng huyết thanh kháng globulin hoặc kỹ thuật có độ nhạy cao hơn.
c) Truyền chế phẩm tiểu cầu, huyết tương: thực hiện xét nghiệm hoà hợp giữa huyết tương của đơn vị chế phẩm máu với hồng cầu người nhận trong ống nghiệm (ống 2) ở môi trường nước muối sinh lý, nhiệt độ phòng từ 20oC đến 24oC hoặc kỹ thuật có độ nhạy cao hơn;
d) Kết quả xét nghiệm hòa hợp được coi là âm tính khi không có hiện tượng ngưng kết, tan máu. Chỉ cấp phát đơn vị máu khi kết quả xét nghiệm hòa hợp là âm tính, trừ trường hợp truyền tủa lạnh theo quy định tại
đ) Khi kết quả các xét nghiệm hoà hợp có hiện tượng ngưng kết hoặc tan máu cần kiểm tra, đối chiếu hồ sơ, các thông tin có liên quan và phối hợp với bác sỹ điều trị chỉ định xét nghiệm để thực hiện các yêu cầu quy định tại các điểm b, c, d và đ
6. Sau khi hoàn thành các công việc theo quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều này, nhân viên đơn vị phát máu lập hồ sơ cấp phát máu như sau:
a) Phiếu truyền máu theo mẫu quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này, được gửi cho đơn vị điều trị sử dụng máu;
b) Hồ sơ ghi kết quả định nhóm máu, xét nghiệm hoà hợp miễn dịch và được lưu tại đơn vị phát máu.
Điều 44. Lựa chọn đơn vị máu hoà hợp miễn dịch
1. Truyền đơn vị máu toàn phần và khối hồng cầu hoà hợp nhóm máu hệ ABO với người nhận, theo yêu cầu sau:
Nhóm máu người bệnh nhận máu | Nhóm máu đơn vị máu truyền | |
Khối hồng cầu | Máu toàn phần | |
O | O | O |
A | A hoặc O | A |
B | B hoặc O | B |
AB | AB hoặc A hoặc B hoặc O | AB |
2. Truyền các đơn vị chế phẩm huyết tương hòa hợp nhóm máu hệ ABO với người bệnh nhận máu theo các yêu cầu sau:
Nhóm máu người bệnh nhận máu | Nhóm máu đơn vị huyết tương truyền |
O | O hoặc B hoặc A hoặc AB |
A | A hoặc AB |
B | B hoặc AB |
AB | AB |
3. Có thể truyền tủa lạnh không hoà hợp nhóm hệ ABO cho người bệnh nhận máu với liều lượng truyền không vượt quá 10 ml/kg cân nặng cơ thể trong khoảng thời gian 12 giờ.
4. Chọn lựa các chế phẩm tiểu cầu và bạch cầu hạt theo yêu cầu sau:
Nhóm máu người bệnh nhận máu | Nhóm máu của đơn vị máu, chế phẩm máu truyền | |
Đơn vị máu, chế phẩm máu còn huyết tương nguyên thuỷ | Đơn vị máu, chế phẩm máu đã loại bỏ huyết tương nguyên thuỷ | |
O | O | O |
A | A | A hoặc O |
B | B | B hoặc O |
AB | AB | AB hoặc A hoặc B hoặc O |
5. Chọn lựa các đơn vị máu toàn phần, khối hồng cầu, tiểu cầu, bạch cầu hạt theo nhóm Rh(D) theo yêu cầu sau:
Nhóm máu người bệnh nhận máu | Nhóm máu của đơn vị máu truyền |
D(-) | D(-) |
D(+) | D(+) hoặc D(-) |
Điều 45. Bảo đảm hòa hợp miễn dịch trong một số trường hợp cấp cứu
1. Trong trường hợp cấp cứu, không kịp làm đầy đủ xét nghiệm theo quy định tại
a) Truyền thay nhóm máu cho người bệnh có chỉ định truyền máu toàn phần, khối hồng cầu theo quy định tại
b) Truyền khối hồng cầu hòa hợp hệ ABO và Rh(D) âm cho người bệnh nhóm máu Rh(D) âm hoặc không xác định nhóm Rh(D);
c) Truyền thay nhóm máu cho người bệnh có chỉ định truyền huyết tương theo quy định tại
d) Sau khi cấp phát cấp cứu theo Điểm a, b và c Khoản 1 Điều này, cần phải thực hiện đầy đủ xét nghiệm theo quy định của
2. Chỉ truyền máu nhóm Rh(D) dương cho người nhận mang nhóm Rh(D) âm trong trường hợp đe dọa đến tính mạng người bệnh và có đủ các điều kiện sau:
a) Người bệnh là nam giới.
b) Trong trường hợp người bệnh là phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ: cân nhắc lợi ích điều trị hiện tại và nguy cơ tai biến cho thai nhi nếu người bệnh mang thai trong tương lai;
c) Xét nghiệm hòa hợp miễn dịch sử dụng huyết thanh chống globulin ở nhiệt độ 37oC cho kết quả âm tính;
d) Có sự đồng ý bằng văn bản trong kết quả hội chẩn giữa người phụ trách hoặc người được ủy quyền của đơn vị phát máu, bác sỹ điều trị và được sự đồng ý của người bệnh hoặc người nhà của người bệnh.
Điều 46. Làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu
1. Việc làm tan đông túi chế phẩm máu phải bảo đảm các điều kiện sau:
a) Làm tan đông chế phẩm máu theo quy định tại Điểm c
b) Thời gian từ khi kết thúc việc làm tan đông đến khi kết thúc việc truyền máu cho người bệnh không quá 06 giờ;
c) Sau khi làm tan đông, phải kiểm tra tình trạng túi máu, chế phẩm máu quy định tại
2. Ủ ấm đoạn dây truyền đơn vị chế phẩm máu khi cần truyền nhanh và khối lượng lớn (trên 50 ml/kg/giờ ở người lớn và trên 15 ml/kg/giờ ở trẻ em). Nhiệt độ ủ ấm không vượt quá 37oC.
Điều 47. Giao nhận máu, chế phẩm máu giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị
1. Khi giao nhận máu, chế phẩm máu, nhân viên đơn vị điều trị lĩnh máu và nhân viên của đơn vị phát máu phải thực hiện đối chiếu thông tin trên phiếu dự trù máu, đơn vị máu và phiếu truyền máu.
2. Có phương tiện bảo quản, vận chuyển máu, chế phẩm máu phù hợp.
Điều 48. Lưu trữ mẫu của đơn vị máu và mẫu máu người bệnh nhận máu
Sau khi cấp phát, mẫu máu của người bệnh nhận máu và mẫu đơn vị máu đã cấp phát phải được lưu giữ ít nhất 05 ngày ở nhiệt độ từ 2oC đến 6oC tại đơn vị phát máu.
Điều 49. Quản lý túi máu ở đơn vị điều trị
1. Túi máu đã chuyển về đơn vị điều trị phải truyền cho người bệnh trong vòng 06 giờ kể từ thời điểm giao nhận giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị.
2. Trường hợp chưa tiến hành truyền máu, các túi máu hoặc chế phẩm máu phải được bảo quản phù hợp theo quy định tại các
Điều 50. Thực hiện và theo dõi truyền máu tại đơn vị điều trị
1. Bác sỹ điều trị và điều dưỡng viên phải thực hiện kiểm tra, đối chiếu, định nhóm máu, theo dõi truyền máu, phát hiện, xử trí kịp thời các bất thường, tai biến không mong muốn xảy ra trong và sau truyền máu.
2. Thực hiện kiểm tra, đối chiếu các nội dung sau:
a) Đối chiếu thông tin của người bệnh, đơn vị máu và phiếu truyền máu;
b) Kiểm tra hạn sử dụng và hình thức bên ngoài túi máu theo quy định tại
3. Thực hiện định nhóm máu hệ ABO của người bệnh, của túi máu ngay tại
giường bệnh và đối chiếu với thông tin trên phiếu truyền máu
a) Khi truyền máu toàn phần, khối hồng cầu, khối bạch cầu: sử dụng huyết thanh mẫu định nhóm máu ABO của mẫu máu người bệnh được lấy ngay trước khi truyền máu và của mẫu máu lấy từ đơn vị máu sắp truyền.
b) Khi truyền tiểu cầu, huyết tương:
- Sử dụng huyết thanh mẫu định nhóm máu ABO mẫu máu của người bệnh;
- Trộn 02 giọt chế phẩm máu với 01 giọt máu người bệnh và kiểm tra ngưng kết. Không thực hiện truyền máu khi có ngưng kết, trừ trường hợp truyền tủa lạnh theo quy định tại
c) Phối hợp với đơn vị phát máu điều tra làm rõ mọi sự khác biệt (nếu có) giữa hồ sơ bệnh án, phiếu truyền máu, nhãn đơn vị máu và kết quả định nhóm.
4. Thực hiện việc truyền máu, theo dõi diễn biến, phát hiện, xử trí các bất thường về tình trạng sức khỏe của người bệnh:
a) Kiểm tra, theo dõi các chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết áp, trạng thái tinh thần của người bệnh vào các thời điểm trước và trong quá trình truyền máu, đặc biệt lưu ý theo dõi trong 15 phút đầu truyền máu để phát hiện và xử trí kịp thời tai biên liên quan đến truyền máu;
b) Phải sử dụng bộ dây truyền máu có bầu lọc để truyền cho người bệnh;
c) Ghi hồ sơ đầy đủ các chỉ số mạch, nhiệt độ, huyết áp, trạng thái tinh thần, diễn biến lâm sàng của người bệnh, các xử trí (nếu có) vào phiếu truyền máu theo quy định tại Phụ lục 10 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Căn cứ tình trạng của người bệnh và diễn biến trong quá trình truyền máu, bác sỹ điều trị chỉ định việc theo dõi sau khi kết thúc truyền máu.
5. Không được bổ sung bất cứ chất gì (bao gồm cả các loại thuốc) vào túi máu, trừ trường hợp có chỉ định hoà loãng khối hồng cầu thì chỉ được sử dụng dung dịch muối đẳng trương (NaCl 0,9%) loại truyền tĩnh mạch.
6. Khi xảy ra các tai biến liên quan đến truyền máu, cơ sở điều trị phải thực hiện ngay các việc sau:
a) Tùy theo mức độ nghiêm trọng của tai biến mà phải giảm tốc độ hoặc ngừng truyền máu. Trường hợp ngừng truyền máu, phải duy trì đường truyền tĩnh mạch bằng cách sử dụng dung dịch muối đẳng trương;
b) Xử trí cấp cứu người bệnh;
c) Không được tiếp tục truyền đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan đến tai biến sau khi đã ngừng truyền quá 4 giờ.
Điều 51. Việc trả, nhận lại và sử dụng đơn vị máu được trả lại
1. Khi không sử dụng đơn vị máu đã cấp phát, cơ sở điều trị (khoa, phòng) phải trả lại ngay cho cơ sở phát máu.
2. Cơ sở phát máu chỉ sử dụng đơn vị máu đã trả lại để truyền cho người bệnh khác khi có đầy đủ những điều kiện sau:
a) Còn hạn sử dụng;
b) Không phát hiện được các dấu hiệu bất thường được quy định tại
c) Đơn vị máu sau khi lĩnh, được bảo quản, vận chuyển ở điều kiện đúng quy định và có xác nhận bằng văn bản của người phụ trách khoa, phòng điều trị.
Điều 52. Xác định nguyên nhân gây tai biến liên quan đến truyền máu
1. Khi xuất hiện các tai biến xảy ra trong và sau truyền máu, để xác định nguyên nhân, cơ sở điều trị phải thực hiện ngay một số việc sau:
a) Đối chiếu thông tin hồ sơ bệnh án của người bệnh, nhãn đơn vị máu đã truyền và phiếu truyền máu. Kết quả đối chiếu phải ghi hồ sơ bệnh án.
b) Thu thập lại mẫu máu người bệnh lấy trước khi truyền máu, đồng thời lấy mẫu máu, mẫu nước tiểu của người bệnh. Trường hợp tai biến nặng đe dọa đến tính mạng người bệnh, phải tiến hành định nhóm máu hệ ABO ngay tại giường bệnh do nhân viên của cơ sở phát máu thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện. Kết quả định nhóm máu phải ghi bệnh án với xác nhận của bác sỹ điều trị, lãnh đạo cơ sở điều trị và người thực hiện kỹ thuật định nhóm máu;
c) Thông báo tai biến có liên quan đến truyền máu cho cơ sở phát máu và phòng kế hoạch tổng hợp theo quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này;
d) Chuyển các đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan về cơ sở phát máu để thực hiện tiếp các công việc theo quy định tại Khoản 2 Điều này;
đ) Phòng kế hoạch tổng hợp lập báo cáo Hội đồng truyền máu và cơ sở đã cung cấp đơn vị máu, chế phẩm máu đó theo mẫu quy định tại Phụ lục 11 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Cơ sở phát máu phải kiểm tra, đối chiếu lại hồ sơ liên quan, thực hiện các xét nghiệm nhằm xác định nguyên nhân tai biến liên quan đến truyền máu và trả lời kết quả xét nghiệm cho cơ sở điều trị, phòng kế hoạch tổng hợp theo mẫu quy định tại Phụ lục 12 ban hành kèm theo Thông tư này.
3. Cơ sở phát máu phối hợp với cơ sở đã cung cấp đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan để xác định nguyên nhân.
Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu
- Điều 4. Tiêu chuẩn người hiến máu
- Điều 5. Trì hoãn hiến máu
- Điều 6. Khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu
- Điều 7. Đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu
- Điều 8. Nội dung khám tuyển chọn người hiến máu
- Điều 9. Việc lấy máu toàn phần, thành phần máu
- Điều 10. Yêu cầu đối với việc lấy mẫu máu xét nghiệm
- Điều 11. Xử lý đơn vị máu, thành phần máu ngay sau lấy máu
- Điều 13. Nguyên tắc xét nghiệm
- Điều 14. Các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu
- Điều 15. Xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu trong trường hợp đặc biệt
- Điều 16. Lưu giữ mẫu xét nghiệm
- Điều 17. Quản lý kết quả xét nghiệm
- Điều 18. Nguyên tắc chung
- Điều 19. Thiết bị lạnh bảo quản các đơn vị máu và chế phẩm máu
- Điều 20. Vận chuyển máu và chế phẩm máu
- Điều 21. Nhãn của đơn vị máu và chế phẩm máu
- Điều 22. Máu toàn phần
- Điều 23. Khối hồng cầu đậm đặc
- Điều 24. Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản
- Điều 25. Khối hồng cầu giảm bạch cầu
- Điều 26. Khối hồng cầu rửa
- Điều 27. Khối hồng cầu lọc bạch cầu
- Điều 28. Khối hồng cầu đông lạnh
- Điều 29. Khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần
- Điều 30. Khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu
- Điều 31. Khối tiểu cầu lọc bạch cầu
- Điều 32. Huyết tương và huyết tương đông lạnh
- Điều 33. Huyết tương tươi và huyết tương tươi đông lạnh
- Điều 34. Tủa lạnh
- Điều 35. Khối bạch cầu hạt trung tính
- Điều 36. Các chế phẩm máu truyền cho thai nhi
- Điều 37. Máu sử dụng trong truyền thay máu cho trẻ sơ sinh
- Điều 38. Nguyên tắc cấp phát, sử dụng, thu hồi máu và chế phẩm máu
- Điều 39. Giao, nhận máu và chế phẩm máu
- Điều 40. Nhập kho, đối chiếu, bảo quản máu tại đơn vị phát máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 41. Kiểm tra hình thức bên ngoài túi máu, chế phẩm máu
- Điều 42. Yêu cầu đối với đơn vị điều trị trước khi nhận máu, chế phẩm máu
- Điều 43. Xét nghiệm bảo đảm hòa hợp miễn dịch truyền máu
- Điều 44. Lựa chọn đơn vị máu hoà hợp miễn dịch
- Điều 45. Bảo đảm hòa hợp miễn dịch trong một số trường hợp cấp cứu
- Điều 46. Làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu
- Điều 47. Giao nhận máu, chế phẩm máu giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị
- Điều 48. Lưu trữ mẫu của đơn vị máu và mẫu máu người bệnh nhận máu
- Điều 49. Quản lý túi máu ở đơn vị điều trị
- Điều 50. Thực hiện và theo dõi truyền máu tại đơn vị điều trị
- Điều 51. Việc trả, nhận lại và sử dụng đơn vị máu được trả lại
- Điều 52. Xác định nguyên nhân gây tai biến liên quan đến truyền máu
- Điều 53. Nguyên tắc thực hiện truyền máu tự thân
- Điều 54. Truyền máu tự thân theo kế hoạch
- Điều 55. Truyền máu tự thân pha loãng máu đẳng tích
- Điều 56. Truyền máu hoàn hồi
- Điều 57. Nội dung giám sát nguy cơ trong truyền máu
- Điều 58. Quản lý, giám sát, báo cáo nguy cơ trong truyền máu
- Điều 59. Vị trí pháp lý và thành phần của Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 60. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu
- Điều 63. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế
- Điều 64. Trách nhiệm của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
- Điều 65. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 66. Trách nhiệm của cơ sở truyền máu
- Điều 67. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng máu
- Điều 68. Trách nhiệm của người đăng ký hiến máu
- Điều 69. Trách nhiệm của người bệnh được truyền máu