Chương 10 Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
Điều 63. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế
1. Chủ trì hoặc phối hợp xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động truyền máu; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến truyền máu, trình Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
2. Chỉ đạo, tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, quản lý chất lượng đối với các cơ sở truyền máu, các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng máu.
3. Chủ trì hoặc phối hợp thẩm định các điều kiện cho phép ứng dụng các kỹ thuật mới, kỹ thuật cao trong hoạt động truyền máu theo quy định của pháp luật.
4. Tổ chức thẩm định việc cấp phép, đình chỉ hoạt động của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có hoạt động truyền máu theo quy định của pháp luật.
5. Làm đầu mối tổ chức các hội đồng chuyên môn giải quyết các vấn đề về
chuyên môn, kỹ thuật, chỉ đạo, hướng dẫn các hoạt động nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực hoạt động truyền máu.
6. Chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý nhà nước và chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý trong hoạt động truyền máu.
7. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thống kê số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu trong quản lý hoạt động truyền máu.
Điều 64. Trách nhiệm của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
1. Làm đầu mối đề xuất, tham mưu, kiến nghị với Bộ Y tế trong việc xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động truyền máu; xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, các chương trình, dự án; xây dựng tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật, hướng dẫn chuyên môn có liên quan đến truyền máu;
2. Triển khai đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn, kỹ thuật liên quan đến hoạt động truyền máu trong phạm vi toàn quốc.
3. Triển khai các nghiên cứu, đánh giá về chất lượng, phương cách sử dụng các loại thuốc thử, sinh phẩm, thiết bị, dụng cụ sử dụng trong hoạt động truyền máu theo quy định của Bộ Y tế.
4. Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, thống kê số liệu, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý hoạt động truyền máu trong phạm vi toàn quốc.
5. Thực hiện triển khai hoạt động giám sát nguy cơ truyền máu trong phạm vi toàn quốc.
6. Kiểm tra và đánh giá hoạt động các cơ sở truyền máu trong phạm vi toàn quốc theo biểu mẫu quy định tại Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.
7. Thực hiện nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ trong truyền máu.
8. Tổng hợp, phân tích, báo cáo số liệu kết quả hoạt động truyền máu của các cơ sở truyền máu trong phạm vi toàn quốc gửi Bộ Y tế.
Điều 65. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
1. Chỉ đạo, tổ chức thực hiện, quản lý, kiểm tra, đánh giá hoạt động truyền máu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở truyền máu trên địa bàn quản lý.
2. Căn cứ vào nhu cầu sử dụng máu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, tổng hợp, xây dựng kế hoạch sử dụng máu hàng năm của địa phương; đồng thời phối hợp với các đơn vị có liên quan trong việc vận động hiến máu tình nguyện, bảo đảm nguồn cung cấp máu cho các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
3. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung các quy định, hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, quản lý nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến hoạt động truyền máu.
4. Tổng hợp, phân tích, báo cáo số liệu kết quả hoạt động truyền máu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và cơ sở truyền máu trên địa bàn quản lý gửi Cục Quản lý khám, chữa bệnh, Bộ Y tế.
Điều 66. Trách nhiệm của cơ sở truyền máu
1. Tuyên truyền vận động người hiến máu tình nguyện. Cung cấp thông tin cho người hiến máu về nhu cầu sử dụng máu, về nguy cơ của các bệnh lây truyền qua đường máu.
2. Giải thích về quy trình lấy máu, các biểu hiện không mong muốn, tai biến có thể xảy ra, các xét nghiệm sẽ thực hiện trước và sau khi hiến máu; tư vấn người hiến máu cách tự chăm sóc sức khoẻ và các dịch vụ y tế chuyên khoa.
3. Bảo đảm bí mật về kết quả khám lâm sàng và xét nghiệm. Thông báo cho người hiến máu về kết quả khám lâm sàng, xét nghiệm khi có yêu cầu trực tiếp từ người hiến máu.
4. Chăm sóc, điều trị cho người hiến máu khi có các tai biến không mong muốn xảy ra trong và ngay sau hiến máu.
5. Xây dựng, phê duyệt, triển khai, giám sát thực hiện các quy trình, hướng dẫn chuyên môn áp dụng tại cơ sở truyền máu để bảo đảm an toàn cho người hiến máu và chất lượng của đơn vị máu: đăng ký hiến máu; ghi hồ sơ; lấy máu an toàn và vô trùng, giảm thiểu nguy cơ nhiễm khuẩn; chăm sóc người hiến máu; phòng ngừa và xử lý an toàn các tai biến có thể xảy ra ở người hiến máu; xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu và định nhóm đơn vị máu; điều chế, bảo quản, vận chuyển máu và chế phẩm.
6. Thực hiện các thủ tục để trình cấp có thẩm quyền tôn vinh, khen thưởng và bảo đảm các quyền lợi khác của người hiến máu theo quy định của pháp luật.
7. Tổ chức thực hiện quản lý, giám sát nguy cơ trong truyền máu được quy định tại
8. Phối hợp với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh sử dụng máu trong việc:
a) Cung cấp, vận chuyển, bảo quản máu, chế phẩm máu an toàn, phù hợp theo nhu cầu về số lượng, chủng loại của cơ sở sử dụng máu;
b) Cung cấp các thông tin về các đơn vị máu, chế phẩm máu có liên quan đến các tai biến xảy ra ở người bệnh nhận máu;
c) Tìm hiểu, điều tra nguyên nhân các tai biến liên quan đến truyền máu;
d) Xây dựng tài liệu, thực hiện đào tạo tập huấn về sử dụng máu hợp lý trong điều trị lâm sàng.
9. Định kỳ hoặc đột xuất kiểm tra, theo dõi và đánh giá hoạt động truyền máu trong phạm vi khu vực được giao quản lý theo biểu mẫu quy định trong Phụ lục 15 ban hành kèm theo Thông tư này.
10. Tổng hợp, phân tích, báo cáo kết quả thực hiện hoạt động truyền máu của các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong khu vực được giao phụ trách về Cục Quản lý khám, chữa bệnh - Bộ Y tế và Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương.
11. Kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến hoạt động truyền máu phát sinh trong quá trình triển khai các quy định của Thông tư này.
Điều 67. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng máu
1. Giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng máu có trách nhiệm bảo đảm hoạt động truyền máu an toàn, hiệu quả tại đơn vị do mình phụ trách, bao gồm:
a) Tổ chức thành lập Hội đồng truyền máu theo quy định tại Chương VIII và hoạt động xét nghiệm, cấp phát, sử dụng; quản lý các tai biến liên quan đến truyền máu được quy định tại
b) Chỉ đạo, tổ chức xây dựng và phê duyệt các quy định, quy trình, hướng dẫn chuyên môn truyền máu lâm sàng của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; tổ chức đào tạo cho các nhân viên có liên quan và tổ chức thực hiện truyền máu theo đúng quy định đã phê duyệt; tổ chức giám sát việc tuân thủ các quy định, quy trình, hướng dẫn trong phạm vi cơ sở khám chữa bệnh;
c) Xem xét, phối hợp và chỉ đạo giải quyết các vấn đề liên quan khi thực hiện các công việc quy định tại Điểm b, Điểm c và Điểm d
d) Tổ chức thực hiện việc quản lý, giám sát nguy cơ trong truyền máu được quy định tại
e) Tổ chức đánh giá chất lượng hoạt động truyền máu và cải thiện chất lượng hoạt động truyền máu trong phạm vi đơn vị theo Phụ lục 15 ban hành kèm Thông tư này;
g) Kiến nghị sửa đổi, bổ sung nhằm khắc phục các bất cập liên quan đến hoạt động truyền máu phát sinh trong quá trình triển khai các quy định của Thông tư này.
2. Cơ sở phát máu thuộc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thực hiện xét nghiệm hoà hợp miễn dịch truyền máu có trách nhiệm:
a) Thực hiện các quy định hiện hành và chỉ đạo của giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện các công việc có liên quan quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Xác định nhu cầu, lập kế hoạch sử dụng và tổ chức phối hợp thực hiện vận chuyển, bảo quản máu, chế phẩm máu an toàn, phù hợp theo nhu cầu về số lượng, chủng loại chế phẩm máu;
c) Thực hiện các quy định có liên quan đến trách nhiệm của đơn vị phát máu được quy định tại Thông tư này.
3. Khoa, phòng điều trị thực hiện truyền máu lâm sàng:
a) Thực hiện các quy định hiện hành và chỉ đạo của giám đốc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trong việc thực hiện các công việc có liên quan quy định tại Khoản 1 Điều này;
b) Chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, thuốc dự phòng cấp cứu để thực hiện truyền máu và xử trí kịp thời khi xảy ra tai biến;
c) Giải thích cho người bệnh hoặc người nhà của người bệnh về lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra do truyền máu. Trong trường hợp không thể giải thích cho người bệnh và người nhà thì phải ghi rõ lý do vào bệnh án;
d) Thực hiện các quy định có liên quan đến trách nhiệm của khoa, phòng điều trị có truyền máu được quy định tại Thông tư này.
Điều 68. Trách nhiệm của người đăng ký hiến máu
1. Trả lời trung thực về tình trạng sức khoẻ và chịu trách nhiệm về nội dung trả lời của mình.
2. Ký xác nhận đã hiểu rõ các thông tin và tự nguyện hiến máu, sau khi được giải thích và điền vào bảng hỏi tình trạng sức khỏe người hiến máu theo quy định tại Khoản 2 Điều 7 Thông tư này.
3. Không lợi dụng việc hiến máu để khám sức khỏe, xét nghiệm miễn phí.
4. Tự giác không hiến máu nếu xét thấy bản thân không đủ điều kiện hiến máu theo quy định tại
5. Sau khi hiến máu, cần báo ngay cho cơ sở tiếp nhận máu nếu tự phát hiện thấy bản thân có nguy cơ mắc bệnh viêm gan, nhiễm HIV và các bệnh lây truyền khác.
Điều 69. Trách nhiệm của người bệnh được truyền máu
Cung cấp các thông tin chính xác về tình trạng sức khoẻ của cá nhân để hỗ trợ nhân viên y tế trong việc chỉ định, theo dõi và xử trí các tai biến (nếu có).
Thông tư 26/2013/TT- BYT hướng dẫn hoạt động truyền máu do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc thực hiện hoạt động truyền máu
- Điều 4. Tiêu chuẩn người hiến máu
- Điều 5. Trì hoãn hiến máu
- Điều 6. Khoảng thời gian tối thiểu giữa các lần hiến máu và các thành phần máu
- Điều 7. Đăng ký và quản lý thông tin hiến máu, thành phần máu
- Điều 8. Nội dung khám tuyển chọn người hiến máu
- Điều 9. Việc lấy máu toàn phần, thành phần máu
- Điều 10. Yêu cầu đối với việc lấy mẫu máu xét nghiệm
- Điều 11. Xử lý đơn vị máu, thành phần máu ngay sau lấy máu
- Điều 13. Nguyên tắc xét nghiệm
- Điều 14. Các loại xét nghiệm sàng lọc đơn vị máu
- Điều 15. Xét nghiệm sàng lọc các tác nhân lây truyền bệnh qua đường máu trong trường hợp đặc biệt
- Điều 16. Lưu giữ mẫu xét nghiệm
- Điều 17. Quản lý kết quả xét nghiệm
- Điều 18. Nguyên tắc chung
- Điều 19. Thiết bị lạnh bảo quản các đơn vị máu và chế phẩm máu
- Điều 20. Vận chuyển máu và chế phẩm máu
- Điều 21. Nhãn của đơn vị máu và chế phẩm máu
- Điều 22. Máu toàn phần
- Điều 23. Khối hồng cầu đậm đặc
- Điều 24. Khối hồng cầu có dung dịch bảo quản
- Điều 25. Khối hồng cầu giảm bạch cầu
- Điều 26. Khối hồng cầu rửa
- Điều 27. Khối hồng cầu lọc bạch cầu
- Điều 28. Khối hồng cầu đông lạnh
- Điều 29. Khối tiểu cầu điều chế từ đơn vị máu toàn phần
- Điều 30. Khối tiểu cầu gạn tách từ người hiến máu
- Điều 31. Khối tiểu cầu lọc bạch cầu
- Điều 32. Huyết tương và huyết tương đông lạnh
- Điều 33. Huyết tương tươi và huyết tương tươi đông lạnh
- Điều 34. Tủa lạnh
- Điều 35. Khối bạch cầu hạt trung tính
- Điều 36. Các chế phẩm máu truyền cho thai nhi
- Điều 37. Máu sử dụng trong truyền thay máu cho trẻ sơ sinh
- Điều 38. Nguyên tắc cấp phát, sử dụng, thu hồi máu và chế phẩm máu
- Điều 39. Giao, nhận máu và chế phẩm máu
- Điều 40. Nhập kho, đối chiếu, bảo quản máu tại đơn vị phát máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 41. Kiểm tra hình thức bên ngoài túi máu, chế phẩm máu
- Điều 42. Yêu cầu đối với đơn vị điều trị trước khi nhận máu, chế phẩm máu
- Điều 43. Xét nghiệm bảo đảm hòa hợp miễn dịch truyền máu
- Điều 44. Lựa chọn đơn vị máu hoà hợp miễn dịch
- Điều 45. Bảo đảm hòa hợp miễn dịch trong một số trường hợp cấp cứu
- Điều 46. Làm tan đông, ủ ấm túi máu, chế phẩm máu
- Điều 47. Giao nhận máu, chế phẩm máu giữa đơn vị phát máu và đơn vị điều trị
- Điều 48. Lưu trữ mẫu của đơn vị máu và mẫu máu người bệnh nhận máu
- Điều 49. Quản lý túi máu ở đơn vị điều trị
- Điều 50. Thực hiện và theo dõi truyền máu tại đơn vị điều trị
- Điều 51. Việc trả, nhận lại và sử dụng đơn vị máu được trả lại
- Điều 52. Xác định nguyên nhân gây tai biến liên quan đến truyền máu
- Điều 53. Nguyên tắc thực hiện truyền máu tự thân
- Điều 54. Truyền máu tự thân theo kế hoạch
- Điều 55. Truyền máu tự thân pha loãng máu đẳng tích
- Điều 56. Truyền máu hoàn hồi
- Điều 57. Nội dung giám sát nguy cơ trong truyền máu
- Điều 58. Quản lý, giám sát, báo cáo nguy cơ trong truyền máu
- Điều 59. Vị trí pháp lý và thành phần của Hội đồng truyền máu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh
- Điều 60. Chức năng, nhiệm vụ của Hội đồng truyền máu
- Điều 63. Trách nhiệm của Cục Quản lý Khám, chữa bệnh - Bộ Y tế
- Điều 64. Trách nhiệm của Viện Huyết học - Truyền máu Trung ương
- Điều 65. Trách nhiệm của Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Điều 66. Trách nhiệm của cơ sở truyền máu
- Điều 67. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có sử dụng máu
- Điều 68. Trách nhiệm của người đăng ký hiến máu
- Điều 69. Trách nhiệm của người bệnh được truyền máu