Chương 7 Thông tư 23/2011/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thuỷ nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
THÔNG BÁO LUỒNG ĐƯỜNG THUỶ NỘI ĐỊA
Điều 31. Thông báo luồng đường thuỷ nội địa gồm
1. Thông báo thường xuyên luồng đường thủy nội địa:
Là việc thông báo định kỳ về các đặc trưng của luồng, tuyến trong quá trình quản lý và khai thác luồng, tuyến đường thủy nội địa trừ thời gian mùa lũ.
Thông báo thường xuyên luồng, tuyến có hai loại sau:
a) Thông báo dự báo: Là việc ra thông báo định kỳ 1 tháng/lần về các đặc trưng kỹ thuật, khả năng diễn biến của luồng, tuyến dự báo được tính toán theo số liệu dự báo thủy văn trong thời hạn nhất định;
b) Thông báo hiện trạng: Là việc ra thông báo định kỳ 1 tuần/lần về các đặc trưng kỹ thuật hiện trạng của luồng, tuyến đã đo đạc được tại một vị trí trong một thời điểm cụ thể trên luồng, tuyến trước khi ra thông báo.
2. Thông báo đột xuất luồng đường thủy nội địa:
Là thông báo về các tình huống đột xuất xảy ra trên luồng, tuyến như: thông báo hạn chế giao thông, thông báo chuyển tuyến chạy tàu, thông báo chuyển khoang thông thuyền, thông báo điều tiết khống chế, thông báo về vật chướng ngại.
3. Thời gian mùa lũ được quy định tại như sau:
a) Trên các sông thuộc Bắc Bộ từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 15 tháng 10;
b) Trên các sông từ Thanh Hoá đến Hà Tĩnh từ ngày 15 tháng 7 đến ngày 15 tháng 11;
c) Trên các sông từ Quảng Bình đến Ninh Thuận từ ngày 01 tháng 9 đến ngày 15 tháng 12;
d) Trên các sông thuộc Bình Thuận, Nam Bộ và Tây nguyên từ ngày 15 tháng 6 đến ngày 30 tháng 11.
Điều 32. Nội dung của thông báo luồng đường thuỷ nội địa
1. Nội dung thông báo dự báo gồm:
a) Diễn biến mực nước theo dự báo thủy văn về mực nước lớn nhất (Hmax), mực nước nhỏ nhất (Hmin) dự báo của tháng sau và mực nước thực đo của một ngày gần nhất tại các điểm biên trên (các trạm thủy văn phía thượng lưu) và biên dưới ( thủy triều ngoài cửa sông);
b) Diễn biến luồng, tuyến và kết quả tính toán về độ sâu nhỏ nhất (hmin), độ sâu lớn nhất (hmax), chiều rộng đáy luồng (Bđ) tính toán theo số liệu Hmin, Hmax của dự báo thủy văn. Trường hợp tuyến dài gồm nhiều đoạn sông có cấp kỹ thuật khác nhau thì mỗi đoạn chọn một vị trí cạn nhất để thông báo;
c) Những điều lưu ý khi phương tiện lưu thông trên luồng, tuyến. Ghi vắn tắt những thông tin khác có liên quan đến thông báo luồng:
- Tình hình diễn biến mực nước; thủy triều; nạo vét, điều tiết khống chế, tai nạn giao thông, vật chướng ngại trên các tuyến sông;
- Những vấn đề khác có liên quan.
2. Nội dung thông báo hiện trạng gồm:
a) Diễn biến mực nước đo được tại các trạm thủy văn trên các tuyến thuộc phạm vi thông báo. Một tuyến sông chỉ chọn một số trạm đo chính để thông báo tình hình mực nước. Tại mỗi trạm đo chỉ thống kê lấy một trị số mực nước lớn nhất (Hmax) và một trị số mực nước nhỏ nhất (Hmin) trong tuần để thông báo, ghi kèm thời gian xuất hiện;
b) Diễn biến luồng, tuyến nêu các thông số kỹ thuật thực đo được trên tuyến sông qua kết quả đo dò luồng lạch hàng tuần. Mỗi tuyến sông chỉ chọn một hoặc hai vị trí cạn nhất để thông báo, nếu sông dài chia thành nhiều đoạn khác nhau thì mỗi đoạn chọn một bãi cạn cạn nhất để lấy số liệu thông báo về độ sâu (h), chiều rộng đáy luồng (Bđ). Cần ghi rõ ngày tháng đo các trị số luồng trong thông báo và ghi chú vắn tắt những nội dung cần thiết.
3. Thông báo đột xuất:
Tùy theo yêu cầu cụ thể, có thể thông báo bằng văn bản, bằng phương tiện thông tin địa chúng, hoặc kết hợp cả hai cách thức đảm bảo tính kịp thời, chính xác.
Điều 33: Thẩm quyền ra thông báo luồng, tuyến đường thuỷ nội địa
1. Cục Đường thủy nội địa Việt Nam ra thông báo dự báo luồng, đối với các tuyến đường thủy nội địa chính, theo quy định tại Phụ lục số 3 của Thông tư này.
2. Chi Cục đường thủy nội địa khu vực ra thông báo hiện trạng luồng, đối với các tuyến đường thuỷ nội địa thuộc khu vực quản lý, theo quy định tại Phụ lục số 4 của Thông tư này.
3. Sở Giao thông vận tải ra thông báo dự báo, thông báo hiện trạng trên các luồng, tuyến được giao uỷ quyền quản lý, theo quy định tại Phụ lục số 3, 4 của Thông tư này.
4. Thủ trưởng các đơn vị quản lý đường thuỷ nội địa khu vực ra thông báo đột xuất khi có các trường hợp đột xuất trên luồng, tuyến quản lý. Có trách nhiệm cung cấp số liệu thông báo hiện trạng luồng về Chi Cục đường thuỷ nội địa khu vực hoặc về Sở Giao thông vận tải vào thứ 5 hàng tuần bằng fax, sau đó gửi bằng văn bản theo quy định tại Phụ lục số 5 của Thông tư này.
Điều 34. Trách nhiệm của cơ quan ra thông báo luồng
1. Thu thập đầy đủ các số liệu về thủy văn, luồng tuyến và những vấn đề có liên quan trực tiếp đến bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa trước khi ra thông báo.
2. Ra thông báo luồng, tuyến đường thuỷ nội địa bằng văn bản theo mẫu quy định.
3. Chịu trách nhiệm về các thông tin, số liệu đưa ra trong các bản thông báo.
4. Được tổ chức mạng thông tin, quan trắc, đo đạc và thu thập các số liệu thủy văn luồng lạch cùng những vấn đề khác có liên quan trực tiếp đến công tác bảo đảm an toàn giao thông đường thuỷ nội địa để ra thông báo luồng, tuyến đường thuỷ nội địa.
5. Trong trường hợp cần thiết, được liên hệ, hợp tác với các cơ quan chuyên ngành khác để thu thập các số liệu phục vụ cho việc ra thông báo luồng, tuyến đường thuỷ nội địa.
Thông tư 23/2011/TT-BGTVT quy định về quản lý đường thuỷ nội địa do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 23/2011/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 31/03/2011
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 245 đến số 246
- Ngày hiệu lực: 15/05/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 4. Phân loại đường thuỷ nội địa
- Điều 5. Thẩm quyền quyết định phân loại đường thuỷ nội địa và điều chỉnh loại đường thuỷ nội địa
- Điều 6. Công bố mở luồng, tuyến đường thuỷ nội địa
- Điều 7. Thẩm quyền công bố đóng, mở luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 8. Quy định về hồ sơ đề nghị công bố mở luồng, tuyến đường thuỷ nội địa
- Điều 9. Trình tự thực hiện thủ tục công bố mở luồng, tuyến đường thuỷ nội địa
- Điều 10. Công bố đóng luồng, tuyến đường thủy nội địa
- Điều 11. Thủ tục công bố đóng luồng, tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia; đường thuỷ nội địa chuyên dùng đi qua 2 tỉnh trở lên hoặc đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương
- Điều 12. Thủ tục công bố đóng luồng, tuyến đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương
- Điều 13. Phạm vi hành lang bảo vệ luồng
- Điều 14. Quy định về việc cắm mốc chỉ giới
- Điều 15. Trách nhiệm trong việc cắm mốc chỉ giới
- Điều 16. Dự án xây dựng công trình có liên quan đến giao thông đường thuỷ nội địa.
- Điều 17. Thẩm quyền xem xét dự án trong phạm vi bảo vệ luồng
- Điều 18. Thủ tục cho ý kiến thoả thuận bằng văn bản đối với công trình thuộc dự án trọng điểm quốc gia, dự án nhóm A có liên quan đến an toàn giao thông đường thuỷ nội địa
- Điều 19. Thủ tục cho ý kiến thoả thuận bằng văn bản đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C có liên quan đến an toàn giao thông đường thuỷ nội địa quốc gia; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia; đường thuỷ nội địa chuyên dùng đi qua 2 tỉnh trở lên; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương
- Điều 20. Thủ tục cho ý kiến thoả thuận bằng văn bản đối với công trình thuộc dự án nhóm B, C có liên quan đến an toàn giao thông đường thuỷ nội địa địa phương; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương
- Điều 21. Thủ tục chấp thuận phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với các công trình thi công trên đường thuỷ nội địa quốc gia; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia; đường thuỷ nội địa chuyên dùng đi qua 2 tỉnh trở lên; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương
- Điều 22. Thủ tục chấp thuận phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với các công trình thi công trên đường thuỷ nội địa địa phương; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương
- Điều 23. Thủ tục chấp thuận phương án đảm bảo an toàn giao thông đối với các trường hợp thi công trong phạm vi hành lang bảo vệ luồng đường thuỷ nội địa quốc gia; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia; đường thuỷ nội địa chuyên dùng đi qua 2 tỉnh trở lên; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương
- Điều 24. Khi kết thúc dự án
- Điều 25. Quy định về biện pháp bảo đảm an toàn giao thông
- Điều 26. Thẩm quyền công bố hạn chế giao thông
- Điều 27. Thủ tục công bố hạn chế giao thông đường thuỷ nội địa
- Điều 28. Thủ tục công bố hạn chế giao thông đường thuỷ nội địa quốc gia; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia; đường thuỷ nội địa chuyên dùng đi qua 2 tỉnh trở lên; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương đối với trường hợp cấm hoàn toàn giao thông đường thuỷ trên luồng trong thời gian liên tục từ 24 giờ trở lên ( trừ lý do an ninh quốc phòng)
- Điều 29. Thủ tục công bố hạn chế giao thông đường thuỷ nội địa quốc gia; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa quốc gia; đường thuỷ nội địa chuyên dùng đi qua 2 tỉnh trở lên; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối đường thuỷ nội địa quốc gia với đường thuỷ nội địa địa phương đối với trường hợp cấm hoàn toàn giao thông đường thuỷ trên luồng trong thời gian liên tục dưới 24 giờ
- Điều 30. Thủ tục công bố hạn chế giao thông đường thuỷ nội địa trên đường thuỷ nội địa địa phương; đường thuỷ nội địa chuyên dùng nối với đường thuỷ nội địa địa phương