Điều 29 Thông tư 224/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đóng, quỹ thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
Điều 29. Hoạt động giám sát quỹ đóng của ngân hàng giám sát
1. Phạm vi giám sát chỉ hạn chế trong các hoạt động của công ty quản lý quỹ có liên quan tới quỹ đóng mà ngân hàng thực hiện chức năng giám sát.
2. Trách nhiệm của ngân hàng giám sát trong hoạt động giám sát đầu tư của công ty quản lý quỹ đối với tài sản của quỹ đóng:
a) Phối hợp với công ty quản lý quỹ định kỳ rà soát quy trình nội bộ về nguyên tắc, phương pháp xác định giá trị tài sản ròng của quỹ; giám sát việc xác định giá tài sản ròng; kiểm tra, bảo đảm giá trị tài sản ròng trên một chứng chỉ quỹ là tính đúng, chính xác và phù hợp quy định của pháp luật, quy định tại điều lệ quỹ;
b) Giám sát hoạt động đầu tư và các giao dịch tài sản của quỹ, kiểm tra lại bảo đảm loại tài sản đầu tư, cơ cấu danh mục đầu tư là phù hợp với các quy định về hạn chế đầu tư, hạn chế vay theo quy định của pháp luật và tại điều lệ quỹ; giám sát các giao dịch tài sản giữa quỹ với công ty quản lý quỹ và người có liên quan, bảo đảm phù hợp với quy định của pháp luật và tại điều lệ quỹ;
Trường hợp phát hiện dấu hiệu vi phạm quy định của pháp luật, ngân hàng giám sát phải báo cáo cho Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước và thông báo cho công ty quản lý quỹ trong thời hạn hai mươi tư (24) giờ, kể từ khi phát hiện sự việc đồng thời yêu cầu công ty quản lý quỹ thực hiện biện pháp xử lý, khắc phục kịp thời các hậu quả phát sinh trong thời hạn theo quy định;
c) Giám sát việc tổ chức thực hiện, kiểm tra kết quả hợp nhất, sáp nhập, giải thể, thanh lý tài sản quỹ;
d) Giám sát, bảo đảm tính hợp pháp và chỉ thanh toán từ tài sản của quỹ, các khoản chi phù hợp với quy định của pháp luật và các quy định tại điều lệ quỹ;
đ) Giám sát các hoạt động khác của công ty quản lý quỹ trong việc quản lý tài sản của quỹ theo đúng quy định tại Điều 98 Luật Chứng khoán, các quy định có liên quan tại Thông tư này và các văn bản hướng dẫn luật chứng khoán và tại điều lệ quỹ;
e) Xác nhận các báo cáo về giá trị tài sản ròng, hoạt động đầu tư, danh mục đầu tư của quỹ do công ty quản lý quỹ lập.
3. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm lập và lưu trữ trong thời gian mười (10) năm các hồ sơ, chứng từ dưới dạng văn bản và tệp dữ liệu điện tử nhằm xác nhận việc tuân thủ quy định pháp luật của công ty quản lý quỹ theo mẫu quy định tại phụ lục số 15 ban hành kèm theo Thông tư này. Các tài liệu này phải được cung cấp theo yêu cầu bằng văn bản của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước.
4. Khi có yêu cầu bằng văn bản của công ty quản lý quỹ, ngân hàng giám sát có trách nhiệm cung cấp kịp thời, đầy đủ và chính xác những thông tin cần thiết cho công ty quản lý quỹ, tổ chức kiểm toán được chấp thuận để các tổ chức này thực hiện đầy đủ quyền, nghĩa vụ đối với quỹ theo quy định của pháp luật, điều lệ quỹ.
5. Ngân hàng giám sát có quyền yêu cầu công ty quản lý quỹ kịp thời cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết và nếu có liên quan để ngân hàng giám sát có thể thực hiện đầy đủ quyền và nghĩa vụ đối với quỹ theo quy định của pháp luật. Ngân hàng giám sát có trách nhiệm bảo mật theo quy định của pháp luật đối với mọi tài liệu, thông tin nhận được từ công ty quản lý quỹ.
6. Ngân hàng giám sát được cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng của quỹ cho công ty quản lý quỹ. Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng tại ngân hàng giám sát phải tách biệt về tổ chức nhân sự, hệ thống cơ sở dữ liệu điện tử khách hàng, đối với các bộ phận thực hiện chức năng giám sát và các bộ phận kinh doanh khác của ngân hàng giám sát. Bộ phận cung cấp dịch vụ xác định giá trị tài sản ròng phải có nhân viên có bằng kế toán trưởng hoặc chứng chỉ kiểm toán hoặc kế toán hoặc các chứng chỉ quốc tế trong lĩnh vực kế toán ACCA, CPA, CA, ACA.
7. Trường hợp công ty quản lý quỹ không tiến hành thực hiện các hoạt động nhằm khôi phục vị thế quỹ trong thời gian quy định tại
8. Trường hợp công ty quản lý quỹ phải bồi thường thiệt hại cho quỹ, nhà đầu tư theo quy định tại
Thông tư 224/2012/TT-BTC hướng dẫn thành lập và quản lý quỹ đóng, quỹ thành viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- Số hiệu: 224/2012/TT-BTC
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 26/12/2012
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Trần Xuân Hà
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 209 đến số 210
- Ngày hiệu lực: 15/03/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Các quy định chung về quỹ đóng, quỹ thành viên
- Điều 4. Đăng ký chào bán chứng chỉ quỹ đóng, đăng ký phát hành thêm chứng chỉ quỹ đóng
- Điều 5. Chào bán, phân phối chứng chỉ quỹ đóng
- Điều 6. Đăng ký thành lập quỹ đóng, điều chỉnh giấy chứng nhận đăng ký thành lập quỹ đóng
- Điều 7. Xác nhận quyền sở hữu chứng chỉ quỹ
- Điều 8. Niêm yết chứng chỉ quỹ
- Điều 9. Danh mục và hoạt động đầu tư của quỹ đóng
- Điều 10. Giá trị tài sản ròng
- Điều 11. Phân chia lợi tức của quỹ
- Điều 12. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư tham gia vào quỹ
- Điều 13. Đại hội nhà đầu tư
- Điều 14. Điều kiện, thể thức tiến hành họp, thông qua quyết định đại hội nhà đầu tư
- Điều 15. Ban đại diện quỹ
- Điều 16. Hợp nhất, sáp nhập quỹ
- Điều 17. Trình tự, thủ tục hợp nhất, sáp nhập quỹ
- Điều 18. Gia hạn thời gian hoạt động của quỹ
- Điều 19. Giải thể quỹ
- Điều 20. Trình tự, thủ tục giải thể quỹ
- Điều 21. Thành lập quỹ thành viên
- Điều 22. Tăng, giảm vốn điều lệ quỹ thành viên
- Điều 23. Hợp nhất, sáp nhập quỹ thành viên
- Điều 24. Gia hạn thời gian hoạt động, giải thể quỹ thành viên
- Điều 25. Hoạt động đầu tư của quỹ thành viên
- Điều 26. Quy định về thành viên, ban đại diện của quỹ
- Điều 27. Các quy định chung về ngân hàng giám sát
- Điều 28. Hoạt động của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát
- Điều 29. Hoạt động giám sát quỹ đóng của ngân hàng giám sát
- Điều 30. Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát đối với quỹ
- Điều 31. Thay đổi ngân hàng lưu ký, ngân hàng giám sát