Điều 3 Thông tư 22/2014/TT-BGTVT hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
Trong thông tư này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bến phà là nơi đón, trả khách qua sông, vùng hồ, vùng đầm, phá, vụng, vịnh, hoặc các đảo thuộc vùng nội thủy bằng phà (sau đây viết là qua sông).
2. Bến khách ngang sông là bến thủy nội địa chuyên phục vụ vận tải hành khách ngang sông.
3. Chủ bến là tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng bến hoặc được cơ quan có thẩm quyền giao làm chủ đầu tư quản lý bến.
4. Chủ khai thác bến là tổ chức, cá nhân sử dụng bến để kinh doanh, khai thác vận tải.
5. Phà một lưỡi là loại phương tiện thủy nội địa tự hành, chỉ cho phép hành khách và các phương tiện giao thông đường bộ lên xuống ở một đầu phà.
6. Sức chở của phà một lưỡi là số lượng hành khách, hàng hóa và phương tiện tham gia giao thông đường bộ được phép chở tối đa trên phà theo quy định.
7. Chủ phương tiện là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc quản lý, sử dụng phà một lưỡi tham gia hoạt động vận tải tại bến.
8. Người lái phà một lưỡi là người trực tiếp điều khiển phương tiện phà một lưỡi để chở hành khách, hàng hóa và phương tiện giao thông đường bộ tại bến.
9. Trưởng ca là nhân viên bến được chủ khai thác bến giao nhiệm vụ giải quyết hoạt động tại bến và chịu trách nhiệm trước pháp luật và trước chủ khai thác bến trong ca làm việc.
10. Nhân viên bến là người được chủ khai thác bến giao nhiệm vụ trong một ca làm việc, bao gồm: trưởng ca, bảo vệ, điều hành, bán vé, hướng dẫn.
Thông tư 22/2014/TT-BGTVT hướng dẫn xây dựng quy trình vận hành, khai thác bến phà, bến khách ngang sông sử dụng phà một lưỡi chở hành khách và xe ô tô do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 22/2014/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 06/06/2014
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Đinh La Thăng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 639 đến số 640
- Ngày hiệu lực: 01/08/2014
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Điều kiện hoạt động của bến
- Điều 5. Yêu cầu về vận hành, khai thác bến
- Điều 6. Yêu cầu về quy trình vận hành, khai thác bến
- Điều 7. Căn cứ lập quy trình vận hành, khai thác bến
- Điều 8. Nội dung quy trình vận hành, khai thác bến
- Điều 9. Lập, thẩm định và phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến
- Điều 10. Hồ sơ và trình tự thủ tục phê duyệt quy trình vận hành, khai thác bến
- Điều 11. Điều chỉnh quy trình vận hành, khai thác bến
- Điều 12. Quy định về chuyên chở
- Điều 13. Xử lý tình huống
- Điều 14. Phục vụ và từ chối chuyên chở
- Điều 15. Trách nhiệm của Tổng cục Đường bộ Việt Nam
- Điều 16. Trách nhiệm của Cục Đăng kiểm Việt Nam
- Điều 17. Trách nhiệm Cục Đường thủy nội địa Việt Nam
- Điều 18. Trách nhiệm của Sở Giao thông vận tải
- Điều 19. Trách nhiệm của chủ bến, chủ khai thác bến
- Điều 20. Trách nhiệm của thuyền viên, nhân viên bến
- Điều 21. Trách nhiệm của hành khách
- Điều 22. Xử lý vi phạm