Điều 24 Thông tư 15/2009/TT-BGTVT về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
Điều 24. Việc khôi phục giao thông trong trường hợp phải xin cứu hộ
1. Khi xảy ra sự cố, tai nạn giao thông đường sắt, hoặc các trường hợp bất thường khác dẫn đến phải ngừng tàu mà những người có mặt tại hiện trường không có khả năng giải quyết để bảo đảm an toàn cho tàu chạy tiếp thì trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu xảy ra ngoài khu gian), trưởng ga hoặc trực ban chạy tàu (nếu xảy ra trong ga) phải yêu cầu cứu hộ.
2. Người yêu cầu cứu hộ phải khẩn trương quan sát hiện trường, tổng hợp tình hình, thông báo đủ, chính xác nội dung của yêu cầu cứu hộ và chịu trách nhiệm về nội dung yêu cầu cứu hộ của mình. Sau khi yêu cầu cứu hộ, cùng nhân viên các đơn vị liên quan có mặt tại hiện trường tiến hành kiểm tra xem xét hiện trường rồi lập biên bản ban đầu đồng thời phân công người bảo vệ hiện trường cho đến khi cơ quan chức năng đến giải quyết.
3. Trong những trường hợp nhận được thông tin cứu hộ tai nạn chạy tàu xảy ra trong khu gian do người không làm công tác chạy tàu trong khu gian báo tin thì trực ban chạy tàu hoặc trưởng ga phải báo ngay về điều độ chạy tàu và ga bên cùng thống nhất phương án nhanh nhất cử người đến hiện trường kiểm tra cụ thể để làm thủ tục xin cứu hộ.
4. Khi cơ quan chức năng đến giải quyết thì việc bàn giao hồ sơ, giấy tờ, trang thiết bị, các vật chứng có liên quan khác thực hiện theo yêu cầu của cơ quan chức năng.
5. Tổng giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam quy định cụ thể việc tổ chức cứu hộ, khôi phục giao thông trên đường sắt quốc gia, Tổng giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng quy định cụ thể việc tổ chức cứu hộ, khôi phục giao thông trên đường sắt chuyên dùng.
Thông tư 15/2009/TT-BGTVT về giải quyết sự cố, tai nạn giao thông đường sắt do Bộ Giao thông vận tải ban hành
- Số hiệu: 15/2009/TT-BGTVT
- Loại văn bản: Thông tư
- Ngày ban hành: 04/08/2009
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Hồ Nghĩa Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Từ số 387 đến số 388
- Ngày hiệu lực: 18/09/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
- Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
- Điều 2. Đối tượng áp dụng
- Điều 3. Giải thích từ ngữ
- Điều 4. Nguyên tắc giải quyết tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 5. Nguyên tắc giải quyết sự cố giao thông đường sắt
- Điều 6. Phân loại theo nguyên nhân
- Điều 7. Phân loại theo tính chất của tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 8. Phân loại theo mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông đường sắt gây ra
- Điều 9. Trách nhiệm của trưởng tàu hoặc lái tàu (nếu tàu không có trưởng tàu) khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 10. Trách nhiệm của trưởng ga khi xảy ra tai nạn giao thông đường sắt
- Điều 11. Trách nhiệm của Tổng công ty Đường sắt Việt Nam và Doanh nghiệp quản lý, khai thác đường sắt chuyên dùng có nối ray với đường sắt quốc gia
- Điều 12. Trách nhiệm của các thành viên Hội đồng hoặc người chủ trì giải quyết tai nạn
- Điều 13. Trách nhiệm của các đơn vị tham gia hoạt động giao thông đường sắt
- Điều 14. Trách nhiệm của Thanh tra đường sắt
- Điều 15. Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân nơi có đường sắt đi qua
- Điều 18. Trình tự báo tin khi xảy ra tai nạn
- Điều 19. Biện pháp báo tin
- Điều 20. Nội dung thông tin phải báo tin
- Điều 21. Xử lý tin báo về tai nạn
- Điều 23. Giải quyết hậu quả, khôi phục giao thông trong trường hợp có người chết
- Điều 24. Việc khôi phục giao thông trong trường hợp phải xin cứu hộ
- Điều 25. Việc khôi phục giao thông trong trường hợp không phải xin cứu hộ
- Điều 26. Kinh phí giải quyết hậu quả, khôi phục giao thông