Điều 6 Thông tư 142/2014/TT-BQP quy định công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng
Điều 6. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
1. Hồ sơ
Báo cáo nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định.
2. Trình tự, thủ tục kiểm định
a) Cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng gửi báo cáo bằng văn bản nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động các trường hợp quy định tại
b) Trong thời hạn 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ báo cáo bằng văn bản nhu cầu kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của các cơ quan, đơn vị, Cơ quan An toàn, bảo hộ lao động quân đội tổng hợp, xây kế hoạch kiểm định kỹ thuật an toàn lao động của Bộ Quốc phòng;
c) Trong thời hạn 04 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được yêu cầu đề nghị kiểm định của cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định, đơn vị kiểm định hợp đồng thông qua cục kỹ thuật hoặc cơ quan quản lý công tác an toàn, bảo hộ lao động của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng để kiểm định;
d) Khi kiểm định đạt yêu cầu, đơn vị kiểm định lập biên bản kiểm định theo mẫu quy định tại quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động; ghi tóm tắt kết quả kiểm định vào lý lịch của thiết bị; dán tem kiểm định hoặc thể hiện ký hiệu các thông tin kiểm định lên đối tượng kiểm định; cấp giấy chứng nhận kết quả kiểm định.
3. Dừng kiểm định, dừng hoạt động đối với đối tượng kiểm định
a) Dừng kiểm định trong trường hợp kiểm định mà phát hiện đối tượng kiểm định không đủ các yếu tố kỹ thuật an toàn hoặc có nguy cơ dẫn đến sự cố, tai nạn lao động;
b) Dừng hoạt động trong các trường hợp sau:
- Đối tượng kiểm định hết hiệu lực ghi trên giấy chứng nhận kết quả kiểm định;
- Sau khi đã khắc phục mà đối tượng kiểm định vẫn không đạt yêu cầu.
Thông tư 142/2014/TT-BQP quy định công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng
- Điều 4. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 5. Trách nhiệm thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 6. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 7. Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 8. Tem kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, ký hiệu đóng hoặc dập trên đối tượng kiểm định
- Điều 9. Trường hợp đăng ký đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 10. Trách nhiệm, thủ tục đăng ký các đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 11. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 13. Điều kiện cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 14. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 15. Quản lý, sử dụng chứng chỉ, thẻ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 16. Đình chỉ hoạt động kiểm định, thu hồi chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 17. Chỉ huy phụ trách kỹ thuật, trưởng phòng, ban đơn vị kiểm định
- Điều 18. Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 19. Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 20. Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 21. Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật
- Điều 22. Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
- Điều 23. Trách nhiệm của Cục Kỹ thuật hoặc Cơ quan Quản lý an toàn, bảo hộ lao động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng
- Điều 24. Trách nhiệm của đơn vị kiểm định
- Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định
- Điều 26. Hiệu lực thi hành
- Điều 27. Trách nhiệm thi hành