Điều 17 Thông tư 142/2014/TT-BQP quy định công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng
Điều 17. Chỉ huy phụ trách kỹ thuật, trưởng phòng, ban đơn vị kiểm định
1. Trình độ đào tạo, bồi dưỡng
a) Là sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, tốt nghiệp đại học trở lên thuộc chuyên ngành kỹ thuật phù hợp với nhiệm vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Biết thông dụng một ngoại ngữ ở trình độ B trong hoạt động chuyên môn;
c) Sử dụng thành thạo máy vi tính và các trang thiết bị, phần mềm tin học ứng dụng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chuyên môn;
d) Có tối thiểu 05 năm công tác trong lĩnh vực liên quan đến công tác kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
đ) Có chứng chỉ giảng viên huấn luyện an toàn lao động do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hoặc Tổng cục Kỹ thuật cấp.
2. Năng lực chuyên môn, nghiệp vụ
a) Chủ trì tổ chức, triển khai có hiệu quả nội dung hoạt động nghiệp vụ kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
b) Chủ trì hoặc tham gia các đề tài khoa học về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
c) Có năng lực hướng dẫn nghiệp vụ về lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động phù hợp với chuyên ngành được đào tạo;
d) Có năng lực tổ chức phối hợp hiệu quả với các cơ quan liên quan trong hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
đ) Có năng lực tổng hợp, khái quát nội dung hoạt động liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn của lĩnh vực kiểm định; đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả trong lĩnh vực kiểm định kỹ thuật an toàn lao động;
e) Nắm vững các văn bản quy phạm pháp luật, quy trình, quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn nghiệp vụ về công tác kỹ thuật an toàn lao động; các nội dung, phương pháp kiểm tra và tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu trong quá trình kiểm định kỹ thuật an toàn lao động.
Thông tư 142/2014/TT-BQP quy định công tác kiểm định kỹ thuật an toàn máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động trong Bộ Quốc phòng
- Điều 4. Kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 5. Trách nhiệm thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 6. Trình tự, thủ tục thực hiện kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 7. Giấy chứng nhận kết quả kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 8. Tem kiểm định kỹ thuật an toàn lao động, ký hiệu đóng hoặc dập trên đối tượng kiểm định
- Điều 9. Trường hợp đăng ký đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 10. Trách nhiệm, thủ tục đăng ký các đối tượng kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 11. Điều kiện cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 12. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 13. Điều kiện cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 14. Hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 15. Quản lý, sử dụng chứng chỉ, thẻ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 16. Đình chỉ hoạt động kiểm định, thu hồi chứng chỉ kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 17. Chỉ huy phụ trách kỹ thuật, trưởng phòng, ban đơn vị kiểm định
- Điều 18. Kiểm định viên chính kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 19. Kiểm định viên kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 20. Kỹ thuật viên kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
- Điều 21. Trách nhiệm của Tổng cục Kỹ thuật
- Điều 22. Trách nhiệm của Tổng cục Công nghiệp quốc phòng
- Điều 23. Trách nhiệm của Cục Kỹ thuật hoặc Cơ quan Quản lý an toàn, bảo hộ lao động của các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng
- Điều 24. Trách nhiệm của đơn vị kiểm định
- Điều 25. Trách nhiệm của cơ quan, đơn vị sử dụng đối tượng kiểm định
- Điều 26. Hiệu lực thi hành
- Điều 27. Trách nhiệm thi hành