Điều 7 Thông tư 14/2011/TT-BNV quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
1. Công chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại HĐND và UBND cấp xã phải kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính trước khi phát hành; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của văn bản; đóng dấu cơ quan và dấu khẩn, mật (nếu có). Văn bản đi phải được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo.
2. Văn bản đi phải được đăng ký vào Sổ đăng ký văn bản đi hoặc sử dụng phần mềm quản lý văn bản trên máy vi tính.
Văn thư HĐND và UBND cấp xã lập các loại sổ đăng ký văn bản đi sau:
- Sổ đăng ký văn bản quy phạm pháp luật và quyết định cá biệt;
- Sổ đăng ký các loại văn bản hành chính còn lại;
- Sổ đăng ký văn bản mật.
Trường hợp quản lý văn bản đi bằng chương trình phần mềm trên máy vi tính, việc đăng ký thực hiện theo hướng dẫn sử dụng chương trình phần mềm. Riêng văn bản mật được đăng ký vào sổ hoặc máy vi tính không nối mạng.
Thông tư 14/2011/TT-BNV quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý hồ sơ, tài liệu
- Điều 4. Trách nhiệm quản lý hồ sơ, tài liệu
- Điều 5. Nhiệm vụ của công chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã
- Điều 6. Quản lý văn bản đến
- Điều 7. Quản lý văn bản đi
- Điều 8. Quản lý văn bản mật
- Điều 9. Chế độ lưu văn bản
- Điều 10. Lập hồ sơ và yêu cầu đối với hồ sơ được lập
- Điều 11. Giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ UBND cấp xã.
- Điều 12. Thu thập, bổ sung tài liệu
- Điều 13. Các nguồn nộp lưu và thành phần tài liệu cần thu thập, bổ sung
- Điều 14. Bảo quản tài liệu lưu trữ
- Điều 15. Quản lý tài liệu khi chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã
- Điều 16. Chế độ báo cáo thống kê, kiểm kê