Mục 4 Chương 2 Thông tư 14/2011/TT-BNV quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
MỤC 4. CHỈNH LÝ, XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ TÀI LIỆU VÀ TIÊU HỦY TÀI LIỆU HẾT GIÁ TRỊ
1. Tài liệu trước khi đưa vào bảo quản trong kho lưu trữ phải được chỉnh lý. Công chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã có trách nhiệm hướng dẫn việc chỉnh lý tài liệu cho cán bộ, công chức HĐND và UBND cấp xã.
2. Tài liệu sau khi chỉnh lý phải đạt các yêu cầu sau:
a) Phân loại và lập thành hồ sơ hoàn chỉnh;
b) Xác định thời hạn bảo quản cho hồ sơ, tài liệu;
c) Hệ thống hóa hồ sơ, tài liệu;
d) Lập Mục lục hồ sơ, tài liệu;
đ) Lập Danh mục tài liệu hết giá trị loại ra để tiêu hủy.
Điều 18. Xác định giá trị tài liệu
1. Hội đồng xác định giá trị tài liệu
a) Thành phần Hội đồng xác định giá trị tài liệu gồm:
- Phó Chủ tịch UBND cấp xã phụ trách công tác văn phòng - thống kê, Chủ tịch Hội đồng;
- Công chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã, Ủy viên (kiêm thư ký Hội đồng);
- Công chức có tài liệu hoặc công chức bộ phận có tài liệu, Ủy viên.
b) Nhiệm vụ của Hội đồng xác định giá trị tài liệu
Hội đồng xác định giá trị tài liệu có nhiệm vụ tư vấn cho Chủ tịch UBND cấp xã quyết định thành phần hồ sơ, tài liệu giữ lại bảo quản và thành phần tài liệu hết giá trị.
2. Việc xác định giá trị tài liệu phải đạt được các yêu cầu sau
a) Xác định tài liệu cần bảo quản vĩnh viễn và tài liệu bảo quản có thời hạn tính bằng số lượng năm;
b) Xác định tài liệu hết giá trị cần loại ra để tiêu hủy.
Điều 19. Tiêu hủy tài liệu hết giá trị
1. Thẩm tra tài liệu hết giá trị trước khi tiêu hủy
Phòng Nội vụ cấp huyện thẩm tra tài liệu hết giá trị của cấp xã.
2. Thẩm quyền quyết định tiêu hủy tài liệu hết giá trị
Chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định tiêu hủy tài liệu hết giá trị sau khi có ý kiến thẩm tra bằng văn bản của Phòng Nội vụ cấp huyện về Mục lục hồ sơ, tài liệu giữ lại và Danh mục tài liệu hết giá trị.
3. Quy trình tiêu hủy tài liệu
a) Hội đồng xác định giá trị tài liệu xem xét Danh mục tài liệu hết giá trị và bản thuyết minh tài liệu hết giá trị (do Lưu trữ UBND hoặc đơn vị chỉnh lý tài liệu trình); cần thiết phải đối chiếu với Mục lục hồ sơ, tài liệu giữ lại;
b) Hoàn thiện Danh mục tài liệu hết giá trị và hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp xã xem xét;
c) Làm thủ tục đề nghị thẩm tra tài liệu hết giá trị;
d) Căn cứ vào ý kiến thẩm tra của Phòng Nội vụ cấp huyện, hoàn thiện hồ sơ trình Chủ tịch UBND cấp xã ban hành quyết định tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
đ) Tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
e) Lập và lưu hồ sơ về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị.
4. Tổ chức tiêu hủy tài liệu hết giá trị
a) Đóng gói tài liệu hết giá trị;
b) Lập biên bản bàn giao tài liệu hết giá trị giữa người làm công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã (quản lý kho lưu trữ) và người thực hiện tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
c) Thực hiện tiêu hủy tài liệu hết giá trị: Có thể thực hiện tại trụ sở UBND cấp xã hoặc có thể chuyển đến các cơ sở sản xuất giấy để tái chế;
d) Lập biên bản về việc hủy tài liệu hết giá trị.
5. Hồ sơ về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị
a) Tờ trình về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
b) Danh mục tài liệu hết giá trị và Bản thuyết minh tài liệu hết giá trị;
c) Biên bản họp Hội đồng Xác định giá trị tài liệu;
d) Văn bản của Phòng Nội vụ cấp huyện về việc thẩm tra tài liệu hết giá trị;
đ) Quyết định của Chủ tịch UBND cấp xã cho phép tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
e) Biên bản bàn giao tài liệu hết giá trị;
g) Biên bản về việc tiêu hủy tài liệu hết giá trị;
h) Quyết định về việc thành lập Hội đồng xác định giá trị tài liệu (Nếu chưa thành lập Hội đồng Xác định giá trị tài liệu);
i) Các tài liệu liên quan khác.
Hồ sơ hủy tài liệu hết giá trị phải được bảo quản tại Lưu trữ xã trong thời hạn ít nhất 20 năm kể từ ngày tài liệu được tiêu hủy.
Thông tư 14/2011/TT-BNV quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý hồ sơ, tài liệu
- Điều 4. Trách nhiệm quản lý hồ sơ, tài liệu
- Điều 5. Nhiệm vụ của công chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã
- Điều 6. Quản lý văn bản đến
- Điều 7. Quản lý văn bản đi
- Điều 8. Quản lý văn bản mật
- Điều 9. Chế độ lưu văn bản
- Điều 10. Lập hồ sơ và yêu cầu đối với hồ sơ được lập
- Điều 11. Giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ UBND cấp xã.
- Điều 12. Thu thập, bổ sung tài liệu
- Điều 13. Các nguồn nộp lưu và thành phần tài liệu cần thu thập, bổ sung
- Điều 14. Bảo quản tài liệu lưu trữ
- Điều 15. Quản lý tài liệu khi chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã
- Điều 16. Chế độ báo cáo thống kê, kiểm kê