Mục 1 Chương 2 Thông tư 14/2011/TT-BNV quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
MỤC 1. QUẢN LÝ VĂN BẢN ĐẾN, VĂN BẢN ĐI
1. Quản lý văn bản đến
Tất cả văn bản đến từ bất kỳ nguồn nào đều phải được quản lý tập trung, thống nhất tại Văn thư HĐND và UBND cấp xã. Văn thư HĐND và UBND cấp xã có trách nhiệm tiếp nhận, đăng ký các văn bản đến, trình Chủ tịch HĐND và UBND cấp xã (hoặc người được giao trách nhiệm) xin ý kiến phân phối văn bản và chuyển bản chính văn bản đến cho bộ phận, cá nhân được giao trách nhiệm giải quyết, đảm bảo chính xác và giữ gìn bí mật nội dung văn bản. Các văn bản đóng dấu hỏa tốc, khẩn phải được đăng ký, trình và chuyển giao ngay sau khi nhận được.
2. Văn bản đến được đăng ký vào Sổ đăng ký văn bản đến hoặc sử dụng phần mềm quản lý văn bản trên máy vi tính.
3. Văn thư HĐND và UBND cấp xã lập các loại Sổ đăng ký văn bản đến sau:
- Sổ đăng ký văn bản đến của các cơ quan, tổ chức;
- Sổ đăng ký đơn, thư khiếu nại, tố cáo;
- Sổ đăng ký văn bản mật đến.
Trường hợp quản lý văn bản bằng chương trình phần mềm trên máy vi tính, việc đăng ký thực hiện theo hướng dẫn sử dụng chương trình phần mềm. Riêng văn bản mật được đăng ký vào sổ hoặc máy vi tính không nối mạng.
1. Công chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại HĐND và UBND cấp xã phải kiểm tra thể thức, hình thức và kỹ thuật trình bày văn bản hành chính trước khi phát hành; ghi số, ký hiệu và ngày, tháng của văn bản; đóng dấu cơ quan và dấu khẩn, mật (nếu có). Văn bản đi phải được hoàn thành thủ tục văn thư và chuyển phát ngay trong ngày văn bản đó được ký, chậm nhất là trong ngày làm việc tiếp theo.
2. Văn bản đi phải được đăng ký vào Sổ đăng ký văn bản đi hoặc sử dụng phần mềm quản lý văn bản trên máy vi tính.
Văn thư HĐND và UBND cấp xã lập các loại sổ đăng ký văn bản đi sau:
- Sổ đăng ký văn bản quy phạm pháp luật và quyết định cá biệt;
- Sổ đăng ký các loại văn bản hành chính còn lại;
- Sổ đăng ký văn bản mật.
Trường hợp quản lý văn bản đi bằng chương trình phần mềm trên máy vi tính, việc đăng ký thực hiện theo hướng dẫn sử dụng chương trình phần mềm. Riêng văn bản mật được đăng ký vào sổ hoặc máy vi tính không nối mạng.
Văn bản, tài liệu có nội dung bí mật nhà nước (gọi tắt là văn bản mật) được đăng ký, quản lý theo quy định của pháp luật hiện hành về bảo vệ bí mật nhà nước.
Căn cứ vào Danh mục bí mật nhà nước đã được cấp có thẩm quyền quyết định, Chủ tịch UBND cấp xã quy định loại tài liệu mang nội dung thuộc bí mật nhà nước thuộc độ Tuyệt mật, Tối mật, Mật.
Trên bì văn bản mật đóng các dấu chữ ký hiệu độ mật: Tài liệu “Mật” đóng dấu chữ “C”; tài liệu “Tối mật” đóng dấu chữ “B”; tài liệu “Tuyệt mật” đóng dấu chữ “A”. Tài liệu mật gửi đích danh người có trách nhiệm giải quyết đóng dấu “Chỉ người có tên mới được bóc bì”.
Bì văn bản mật được làm bằng loại giấy dai, khó thấm nước, không nhìn thấu qua được; khi cần thiết phải niêm phong bì theo quy định; có phương tiện vận chuyển bảo đảm an toàn trong mọi tình huống; trường hợp xét thấy cần thiết thì phải bố trí người bảo vệ việc vận chuyển văn bản mật.
Mọi trường hợp giao nhận văn bản mật giữa những người có liên quan đều phải vào sổ, có ký nhận giữa bên giao và bên nhận.
Trong trường hợp truyền nội dung bí mật Nhà nước bằng phương tiện viễn thông và máy tính thì nội dung bí mật nhà nước phải được mã hóa theo quy định của pháp luật về cơ yếu.
Mỗi văn bản đi phải lưu hai bản, bản gốc lưu tại Văn thư HĐND, UBND cấp xã và 01 bản chính lưu trong hồ sơ công việc của cán bộ, công chức trực tiếp giải quyết công việc đó.
Bản lưu văn bản đi tại Văn thư HĐND, UBND cấp xã phải được đóng dấu và sắp xếp theo thứ tự đăng ký.
Thông tư 14/2011/TT-BNV quy định quản lý hồ sơ, tài liệu hình thành trong hoạt động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn do Bộ Nội vụ ban hành
- Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh
- Điều 2. Giải thích từ ngữ
- Điều 3. Nguyên tắc quản lý hồ sơ, tài liệu
- Điều 4. Trách nhiệm quản lý hồ sơ, tài liệu
- Điều 5. Nhiệm vụ của công chức làm công tác văn thư, lưu trữ tại UBND cấp xã
- Điều 6. Quản lý văn bản đến
- Điều 7. Quản lý văn bản đi
- Điều 8. Quản lý văn bản mật
- Điều 9. Chế độ lưu văn bản
- Điều 10. Lập hồ sơ và yêu cầu đối với hồ sơ được lập
- Điều 11. Giao nộp hồ sơ, tài liệu vào Lưu trữ UBND cấp xã.
- Điều 12. Thu thập, bổ sung tài liệu
- Điều 13. Các nguồn nộp lưu và thành phần tài liệu cần thu thập, bổ sung
- Điều 14. Bảo quản tài liệu lưu trữ
- Điều 15. Quản lý tài liệu khi chia tách, sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã
- Điều 16. Chế độ báo cáo thống kê, kiểm kê